Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Ngày 29-8, Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã Ia Chía, huyện Ia Grai) đón nhận 35 bộ bàn ghế mới do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp cùng một số đơn vị trao tặng. Thầy Hoàng Điều-Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường khẳng định đây là món quà vô cùng ý nghĩa và kịp thời.

Bởi vì bàn ghế học sinh tại cơ sở chính và 2 điểm trường làng (Bang, Kom Yố) còn thiếu và bị hư hỏng nhiều. Cuối năm học 2023-2024, nhà trường đã đề xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai để xin bổ sung, thay thế nhưng do kinh phí còn hạn chế nên vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu.

Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp cùng một số đơn vị trao tặng bàn ghế học sinh cho Trường Tiểu học Cù Chính Lan. Ảnh: A.H

Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp cùng một số đơn vị trao tặng bàn ghế học sinh cho Trường Tiểu học Cù Chính Lan. Ảnh: A.H

“Năm học mới cận kề, nhà trường đã trao đổi với Đồn Biên phòng Ia Chía nhờ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ. Ban đầu, đơn vị xác định hỗ trợ sách giáo khoa và đồng phục. Song, trước nhu cầu cấp thiết về bàn ghế học sinh, nhà trường đã xin hoán đổi. Chưa đến 10 ngày sau, nhà trường đã nhận được 35 bộ bàn ghế mới. Thật sự rất xúc động!”-Phó Hiệu trưởng phụ trách ngôi trường có 80% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chia sẻ.

Ngoài trao tặng 35 bộ bàn ghế cho Trường Tiểu học Cù Chính Lan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh còn phối hợp với các Mạnh Thường Quân trao tặng 10 bộ máy vi tính cho Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Ia Chía, huyện Ia Grai) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trên vùng biên giới.

Cũng với tinh thần chung tay xây dựng xã hội học tập, ngày 19-8, Hội thiện nguyện TP. Hồ Chí Minh đã bàn giao 2 “phòng học thân thiện” cùng nhiều phần quà cho học sinh tại điểm trường làng Pral sơmei (xã Đak Sơmei, huyện Đak Đoa). Theo đó, Hội thiện nguyện TP. Hồ Chí Minh đã sửa chữa 2 phòng học xuống cấp và mua sắm, trang bị mới 36 bộ bàn ghế học sinh, 2 bàn giáo viên, quạt, đèn chiếu sáng, trao tặng 72 suất quà (vở, viết, cặp...) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 240 triệu đồng.

Hội thiện nguyện TP. Hồ Chí Minh bàn giao phòng học, bàn ghế và tặng quà cho các em học sinh tại điểm trường làng Pral Sơmei. Ảnh: ĐVCC

Hội thiện nguyện TP. Hồ Chí Minh bàn giao phòng học, bàn ghế và tặng quà cho các em học sinh tại điểm trường làng Pral Sơmei. Ảnh: ĐVCC

Là người trực tiếp kết nối với Hội thiện nguyện TP. Hồ Chí Minh để vận động nguồn lực cho điểm trường, ông Huỳnh Duy Nghĩa (67 Đinh Tiên Hoàng, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) cho hay: “Sau khi khảo sát thực tế tại điểm trường, Hội thiện nguyện đã huy động kinh phí và lên kế hoạch sửa chữa, mua sắm các vật dụng thiết yếu tại 2 phòng học cùng nhiều phần quà để động viên, thăm hỏi kịp thời các em học sinh trước thềm năm học mới. Chúng tôi hy vọng công trình sẽ được sử dụng, bảo quản tốt để nâng bước nhiều thế hệ con em của làng trong hành trình tìm kiếm tri thức. Sắp tới, Hội thiện nguyện TP. Hồ Chí Minh tiếp tục làm sân bê tông và hàng rào xung quanh với tổng kinh phí dự kiến 110 triệu đồng để các em học sinh có nơi sinh hoạt, vui chơi an toàn sau giờ học”.

Thấu hiểu những khó khăn của học trò vùng khó khi năm học mới cận kề, một số giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Đak Đoa) đã trực tiếp vận động bạn bè, người thân và các Mạnh Thường Quân hỗ trợ quần áo, sách vở và đồ dùng học tập.

Thầy Trương Văn Tùng-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Trường có 67% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó có nhiều em hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Để giúp các em và gia đình giảm bớt chi phí đầu năm học, tôi và một số giáo viên đã chủ động liên hệ, kêu gọi sự chung tay, góp sức từ cộng đồng.

Đến nay, nhà trường đã vận động được 65 suất học bổng (500 ngàn đồng/suất) cùng 15 bộ sách giáo khoa, 16 máy tính casio, 11 bộ áo dài tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp khai giảng. Ngoài ra, các Mạnh Thường Quân còn tặng nhà trường 10 bộ ghế đá để trong khuôn viên trường học, 1 bộ trang thiết bị dụng cụ thể thao (4 quả bóng, 2 bộ lưới, 40 bộ đồ thể thao) đáp ứng nhu cầu dạy và học môn giáo dục thể chất.

Năm học 2024-2025, các em học sinh tại điểm trường làng Pral Sơmei (xã Đak Sơmei, huyện Đak Đoa) được học trong phòng học mới với bàn ghế mới. Ảnh: ĐVCC

Năm học 2024-2025, các em học sinh tại điểm trường làng Pral Sơmei (xã Đak Sơmei, huyện Đak Đoa) được học trong phòng học mới với bàn ghế mới. Ảnh: ĐVCC

... Với sự quan tâm, chia sẻ, động viên kịp thời từ cộng đồng, tin rằng các thầy cô giáo và các học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ có thêm niềm tin, động lực bước vào năm học mới 2024-2025.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.