Những điển hình “tuổi cao, gương sáng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, người cao tuổi (NCT) ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động và đảm nhận các chức vụ quan trọng ở cơ sở, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Tuy đã gần 70 tuổi nhưng bà Lương Thị Phùng (thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng) vẫn chăm chỉ làm việc. Chồng là liệt sĩ nên một mình bà nuôi 2 con ăn học. “Mấy năm gần đây, do tuổi cao lại hay đau ốm, tôi thuê nhân công làm là chính còn bản thân chủ yếu làm một số việc nhẹ như: cuốc cỏ, trông coi vườn cây. Mỗi năm, 4 ha cà phê của gia đình mang về khoảng gần 200 triệu đồng. Dự kiến vài năm nữa, tôi sẽ bàn giao vườn cây lại cho các con trông coi, chăm sóc”-bà Phùng bộc bạch.

Từ làm dịch vụ xay xát, bán gạo, cám và chăn nuôi, mỗi năm, gia đình bà Nguyễn Thị Tính (thôn Ninh Hòa, xã Ia Boòng) thu về hơn 500 triệu đồng. Ảnh: Nhật Hào

Từ làm dịch vụ xay xát, bán gạo, cám và chăn nuôi, mỗi năm, gia đình bà Nguyễn Thị Tính (thôn Ninh Hòa, xã Ia Boòng) thu về hơn 500 triệu đồng. Ảnh: Nhật Hào

Không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế, bà Phùng còn là một trong những tấm gương điển hình trong công tác từ thiện. Mỗi năm, bà Phùng dành ra gần 20 triệu đồng mua quà tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bà Lã Thị Hương-Chủ tịch Hội NCT xã Ia Băng-nhận xét: “Những việc làm của bà Phùng là rất đáng quý vì đã góp phần vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn xã nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung”.

Tương tự, dù tuổi đã cao nhưng vợ chồng ông bà Phạm Viết Ca-Nguyễn Thị Tính (thôn Ninh Hòa, xã Ia Boòng) vẫn tích cực lao động sản xuất. Bà Tính cho biết: Trước đây, vợ chồng bà làm công nhân tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Sau một thời gian tích góp, ông bà mua được gần 6 ha đất trồng cà phê. Thời điểm cà phê được mùa, được giá, gia đình bà lãi hơn 400 triệu đồng/năm. Năm 2020, vợ chồng bà chia đất cho các con. Còn ông bà chuyển sang xay xát lúa, nấu rượu, nuôi heo, gà, cá.

“Trung bình mỗi năm, gia đình tôi nhập hơn 100 tấn lúa về xay xát, sau đó, lấy gạo, cám bán cho bà con trong xã và nuôi 150 con heo, 200 con gà. Bên cạnh đó, tôi nấu rượu và nuôi thêm cá. Trừ chi phí, tôi lãi hơn 500 triệu đồng/năm”-bà Tính cho hay.

Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng bà bà Vũ Thị Đoàn (34 Nguyễn Trãi, thị trấn Chư Prông) vẫn được bà con tín nhiệm bầu giữ nhiều chức vụ ở địa phương. Ảnh: Nhật Hào

Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng bà bà Vũ Thị Đoàn (34 Nguyễn Trãi, thị trấn Chư Prông) vẫn được bà con tín nhiệm bầu giữ nhiều chức vụ ở địa phương. Ảnh: Nhật Hào

Đã hơn 70 tuổi nhưng bà Vũ Thị Đoàn (34 Nguyễn Trãi, thị trấn Chư Prông) vẫn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở. Hiện bà Đoàn đảm nhiệm 2 chức vụ: Chủ tịch Hội NCT thị trấn Chư Prông và Bí thư Chi bộ thôn Đông Hà. Trước đó, bà Đoàn cũng có 11 năm làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn, 5 năm làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn, 10 năm làm Phó Bí thư Chi bộ thôn Đông Hà. Dù ở cương vị nào, bà Đoàn cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bà tâm sự: “Nhiều lần thấy tôi đi làm từ sáng đến tối, các con khuyên nghỉ làm nhưng tôi không đồng ý. Tôi thấy mình còn khỏe nên vẫn muốn đóng góp công sức của mình cho các phong trào, hoạt động ở địa phương”. Ghi nhận những đóng góp của bà Đoàn, năm 2018, Trung ương Hội NCT Việt Nam tặng bằng khen. Nhiều năm, bà được Ban Đại diện Hội NCT tỉnh, huyện, Chủ tịch UBND huyện, thị trấn khen thưởng.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Xong-Phó Trưởng ban Đại diện Hội NCT huyện Chư Prông-cho hay: Toàn huyện có 6.690 hội viên NCT. Tuy tuổi đã cao nhưng các hội viên vẫn gương mẫu trong lao động sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất. Qua rà soát, giai đoạn 2018-2023, toàn huyện có 200 hội viên sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên.

Bên cạnh đó, NCT cũng tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở, góp phần tích cực vào chương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Vì thế, nhiều hội viên được các cấp, ngành khen thưởng. Hội NCT huyện Chư Prông nhiều lần được Trung ương Hội NCT Việt Nam, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh và UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hàng năm.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.