Nhộn nhịp những mặt hàng ngày giáp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những ngày cận Tết, không khí tại các chợ trên địa bàn TP. Pleiku khá tấp nập người mua kẻ bán. Ngoài những mặt hàng bánh kẹo, mứt luôn thu hút người mua thì những gian hàng bán lá dong, lá chuối, dây lạt… phục vụ cho người dân gói bánh chưng, bánh tét cũng tấp nập không kém.

 Khách lựa chọn lá dong rất kỹ. Ảnh: Q.T
Khách lựa chọn lá dong rất kỹ. Ảnh: Q.T

Theo ghi nhận của P.V, những ngày trở lại đây, những vật liệu phục vụ cho ngừoi dân Phố núi gói bánh chưng, bánh tét như lá dong, lá chuối, dây lạt... theo chân thương lái lên phố được bày bán khá tấp nập ở các chợ Hoa Lư, Phù Đổng, Trung tâm Thương mại TP. Pleiku, dọc đường Trần Phú... Những bó lá dong, chuối xanh mướt, những bó lạt được buộc ngay ngắn được bày bán khắp mọi nơi, báo hiệu Tết đã cận kề.

Theo những thương lái quảng cáo, thì đây là lá dong rừng, lá to, xanh, không rách… được người dân các xã Sơn Lang, Đak Rong, Krong (huyện Kbang) và từ tỉnh Kon Tum vào rừng lấy về bán. Chị Nguyễn Thị Trang-một tiểu thương bán lá dong tại Trung tâm Thương mại TP. Pleiku, cho biết: “Lá dong này tôi nhập lại từ một thương lái ở huyện Kbang. Đây là lá dong rừng nên lá xanh và to được người dân ưa chuộng hơn nên rất dễ bán”.

 

Lá dong, lá chuối được bày bán trên đường Trần Phú. Ảnh: Q.T
Lá dong, lá chuối được bày bán trên đường Trần Phú. Ảnh: Q.T

Cũng theo bà Trang cho biết thêm, lá dong hay lá chuối, lạt chỉ bán chạy trong khoảng từ ngày 25 đến 29 tháng Chạp Âm lịch, vì lúc này người dân mới tập trung làm bánh chưng, bánh tét.

Bên cạnh lá dong thì lá chuối và dây lạt cũng được các tiểu thương bày bán bên cạnh. Lá chuối và dây lạt chủ yếu do người dân địa phương ở các địa bàn TP. Pleiku và các huyện lân cận như Ia Grai, Đak Đoa, Chư Pah… đưa ra phố để bán.  

 

Dây lạt do người đồng bào dân tộc thiểu số bán được người dân ưa chuộng. Ảnh: Q.T
Dây lạt do người đồng bào dân tộc thiểu số bán được người dân ưa chuộng. Ảnh: Q.T

Tranh thủ dịp Tết, gia đình chị Ksor H’Liên (làng O Ngó, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) bán thêm lá chuối, dây lạt kiếm thêm thu nhập, để có tiền đón cái Tết sung túc hơn. Chị H’Liên, vui vẻ cho biết: “Lá chuối thì mình đi lấy ở rẫy về, còn dây lạt thì chồng và con của mình vào rừng lấy cây tre lồ ô về tự chẻ thành dây lạt rồi đem bán. Mấy ngày này mình bán được nhiều lắm, ngừoi dân rất thích vì lá to, xanh, không bị rách, dây lạt thì mỏng, đều nhau dùng để gói bánh rất đẹp. Nhờ đó mà Tết này, mình có thêm tiền để mua sắp áo quần cho con , bánh kẹo để gia đình đón Tết rồi”.
 

Tấp nập người mua, kẻ bán lá dong, chuối, dây lạt trong những ngày cận Tết. Ảnh: Q.T
Ảnh: Q.T

Đang lay hoay chọn cho mình những bó lá dong, lạt để chuẩn bị gói bánh chưng cho gia đình đón Tết, chị Trần Thị Lệ (Tổ 14, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) chia sẻ: “Năm nào mình cũng chọn lá dong rừng và dây lạt do người đồng bào dân tộc thiểu số bán để gói bánh chưng, vì sử dụng những nguyên liệu này bánh sẽ đẹp hơn, xanh và thơm hơn”.

Được biết, giá mỗi bó lá dong được các tiểu thương bán khoảng 20 ngàn đồng (mỗi bó khoảng 20 lá), mỗi bó lá chuối khoảng 10 ngàn đồng, mỗi bó lạt khoảng 20 dây được bán với giá khoảng 10 ngàn đồng. 

 

Người dân đã chọn cho mình những bó lá chuối ưng ý. Ảnh: Q.T
Người dân đã chọn cho mình những bó lá chuối ưng ý. Ảnh: Q.T

Những người mưu sinh thời vụ từ việc bán lá dong, lá chuối hay dây lạt thêm khấm khá hơn, họ sẽ có được cái tết đầm ấp, sung túc hơn, dù khá vất vả trong những ngày cận tết này. 

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.