Nhiều quy định sát sườn cuộc sống có hiệu lực từ tháng 7-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt; phong tỏa tài khoản người nhận chuyển khoản nhầm; 3 trường hợp chồng không được ly hôn... là những quy định có hiệu lực từ tháng 7-2024

Từ tháng 7-2024, 10 văn bản luật bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Ba trường hợp chồng không được ly hôn

Đây là hướng dẫn mới nhất tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP trong giải quyết vụ việc hôn nhân, gia đình của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024.

Theo đó, khoản 2, điều 2 Nghị quyết 01 hướng dẫn quy định chồng không được quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nêu tại khoản 3, điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2024 là thuộc một trong 3 trường hợp sau: Vợ sinh con ra rồi nhưng không nuôi con trong thời gian từ khi sinh đến khi con dưới 12 tháng tuổi. Con chết sau khi vợ sinh trong thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con. Vợ phải đình chỉ thai nghén khi có thai từ 22 tuần tuổi trở lên.

Chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt

Ngày 18-12-2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024.

Từ ngày 1-7-2024, chuyển tiền trực tuyến từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực khuôn mặt. Ảnh: BÌNH AN

Từ ngày 1-7-2024, chuyển tiền trực tuyến từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực khuôn mặt. Ảnh: BÌNH AN

Theo đó, từ ngày 1-7-2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, cụ thể như sau: Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Nếu chuyển tiền trên 10 triệu đồng thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu đồng thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài ngàn đồng.

Ví dụ, trong ngày 25-3-2024, ông A chuyển tiền lần 1 là 5 triệu đồng, chuyển tiền lần 2 là 10 triệu đồng, chuyển tiền lần 3 là 6 triệu đồng thì đến lần chuyển tiền thứ 4 ông phải xác thực khuôn mặt, vân tay cho dù lần thứ 4 ông có chuyển khoản bao nhiêu tiền đi chăng nữa.

Công khai người bán hàng online vi phạm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Trong đó có quy định công khai người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, theo khoản 1, điều 24 Nghị định 55, nếu người bán hàng online có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì sẽ bị công bố công khai trên báo, đài, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh.

Trong đó, nội dung công khai sẽ gồm tên, địa chỉ của người bán có hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hành vi, địa bàn vi phạm; quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng...

Việc công khai thông tin này được thực hiện trong 30 ngày kể từ ngày công bố. Hết thời hạn này, thông tin có thể sẽ được cơ quan có thẩm quyền công khai thực hiện việc dừng hoặc bị gỡ bỏ.

Phong tỏa tài khoản người nhận chuyển khoản nhầm

Ngày 15-5-2024, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Trong đó hướng dẫn giải quyết cho trường hợp chuyển khoản nhầm. Cụ thể, điều 11 Nghị định 52 nêu rõ tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau: Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản; khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót; khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.

10 luật có hiệu lực từ tháng 7-2024

1. Luật Căn cước 2023: Quy định về loại giấy tờ tùy thân mới của công dân cả nước là thẻ căn cước thay cho thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân đang áp dụng hiện nay...

2. Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Tổng hợp các quy định liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng cùng với hoạt động khác của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động ngân hàng...

3. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023: Quy định các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng...

4. Luật Giá 2023: Quy định cụ thể các trường hợp nhà nước được định giá cũng như danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách bình ổn giá...

5. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023: Quy định cụ thể về đối tượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Về điều kiện, tuyển chọn, chế độ bảo hiểm y tế dành cho đối tượng này...

6. Luật Tài nguyên nước 2023: Quy định các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước như bảo vệ tài nguyên nước, khôi phục nguồn nước...

7. Luật Giao dịch điện tử 2023: Quy định chi tiết về chữ ký điện tử, chữ ký số, hợp đồng điện tử...

8. Luật Viễn thông 2023: Quy định các dịch vụ viễn thông, quyền, nghĩa vụ của chủ thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông...

9. Luật Hợp tác xã 2023: Quy định cụ thể tiêu chí phân loại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...

10. Luật Phòng thủ dân sự 2023: Dự luật mới quy định về các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả của chiến tranh, sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh...

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.