Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp tục cụ thể hóa Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp, hiệu quả.

Ông Đỗ Minh Huấn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện) cho biết, ở thị trấn có 3 khu nhà mồ ở gần khu dân cư. Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, Mặt trận và các tổ chức thành viên của thị trấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các khu nhà mồ.

“Đến nay, khu nhà mồ tại tổ dân phố 10 đã được xóa bỏ. Một số dãy nhà mồ của các dòng họ tại tổ dân phố 7 và tổ dân phố 12 đang tiến hành bỏ mả. Thị trấn phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc xóa bỏ các khu nhà mồ trong khu dân cư, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị văn minh. Cùng với đó, Mặt trận và các đoàn thể thường xuyên theo sát tình hình cơ sở, kịp thời tuyên truyền, vận động người dân thực hiện việc chôn cất người chết tại nghĩa trang do huyện quy hoạch, không hình thành các dãy nhà mồ mới trong khu dân cư”-ông Huấn cho hay.

z6298704763838-fb9ab13a509a56a323f6ccb3e46759ba.jpg
Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh ra mắt 11 Câu lạc bộ "Phụ nữ nói không với tín dụng đen". Ảnh: V.C

Cụ thể hóa cuộc vận động, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng, duy trì và nhân rộng các phong trào, mô hình, cách làm hay nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong hội viên phụ nữ. Đơn cử, trong năm 2024, các cấp Hội đã ra mắt 39 mô hình, câu lạc bộ về hỗ trợ nhu cầu phát triển kinh tế với 1.110 thành viên, gồm: 24 Câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng” có 600 thành viên; 11 Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” với 385 thành viên; 4 Câu lạc bộ “Gia đình hội viên xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi” với 125 thành viên; 11 mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” với 350 thành viên.

Các cấp Hội tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các mô hình: “Hũ gạo tình thương”, “Kho thóc tình thương” với gần 5 tấn thóc và gạo, giúp 85 hội viên khó khăn; “Chi hội phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng” với số tiền tiết kiệm trên 1,5 tỷ đồng…

z6298664542272-aa7e54b38dc08bae22679db325d299d2.jpg
Nhiều hội viên phụ nữ ở làng Klah-Băng duy trì mô hình trồng rau xanh trong vườn nhà. Ảnh: A.H

Chị Kpă Bleng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Klah-Băng (xã Ia Băng, huyện Chư Prông)-cho hay: Chi hội có 30 hội viên phụ nữ, 100% là dân tộc Jrai. Qua tuyên truyền, vận động, hầu hết hội viên đã có ý thức tiết kiệm từ tiền thu hoạch cà phê và tiền lương khai thác mủ cao su hàng tháng để dành mua sắm các vận dụng cần thiết, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình. Nhiều hội viên đã duy trì mô hình cải tạo vườn tạp, trồng rau xanh, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã ra mắt mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện nếp sống văn minh” tại chi hội. Mục đích của mô hình nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp gây lãng phí, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Theo bà Rơ Chăm H’Hồng-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến rõ nét, tích cực trong thực hành tiết kiệm và thay đổi nếp nghĩ cách làm, tích cực tham gia các hoạt động Hội. Kết quả trong năm 2024, có 2.352 hộ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đối với Hội Nông dân các cấp tiếp tục gắn Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” với Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; tích cực chỉ đạo, xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp và chi, tổ hội nghề nghiệp trong hợp tác xã cũng như đẩy mạnh phong trào nông dân tham gia xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội…

z6298645145784-7fbc6e7ee2fc3805e2b116a23e870cd8.jpg
Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ sinh kế và tuyên truyền, vận động người dân thay đổi cách làm trong chăn nuôi để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: A.H

Theo thống kê, trong năm 2024, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng Làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, toàn tỉnh đã xây dựng mới 678 mô hình, nhân rộng 526 mô hình với gần 30.752 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện. Nhiều mô hình, cách làm hay tiếp tục được hình thành, nhân rộng không chỉ tạo sức bật trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn góp phần quan trọng trong giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

(GLO)- Anh Trần Duy Quang (SN 1980, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là tài xế nhà xe Cô Hai tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Sau những khoảng thời gian ngồi ôm vô lăng lái xe khách đường dài, anh lại đắm chìm với niềm đam mê sưu tập đồ cũ.

Giã từ “miền đất hứa”

Giã từ “miền đất hứa”

(GLO)- Đó là lời chia sẻ ngậm ngùi của những người từng bị dụ dỗ vượt biên, lưu lạc xứ người khi được trở về quê hương. Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vỡ mộng nơi “miền đất hứa”, quyết tâm làm lại cuộc đời.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ông Amyên (bìa trái)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa) và anh Suinh tưới nước cho vườn cà phê của làng. Ảnh: N.H

Dân làng chung tay gây quỹ phục vụ cộng đồng

(GLO)- Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai gây quỹ bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên quỹ đất công để có kinh phí triển khai các phong trào, hoạt động cũng như đóng góp xây dựng, cải tạo hạ tầng.