Nhà máy xả thải gây ô nhiễm: Cần khắc phục triệt để

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi nhiều người dân ở xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang) phản ánh việc Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Mang Yang xả nước thải gây ô nhiễm suối Ayun, chính quyền địa phương đã vào cuộc làm rõ vấn đề này.
Suối Ayun chảy qua địa bàn xã Đak Ta Ley trước khi hòa vào dòng sông Ayun đổ về phía Nam. Lâu nay, người dân địa phương vẫn dùng nước suối này để sinh hoạt. Tuy nhiên, theo nhiều người dân, thời gian qua, dòng suối này bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nguồn nước thải ra từ Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Mang Yang đóng chân tại xã Đak Ta Ley.
Ông Hjim-Trưởng thôn Chrơng 1 (xã Đak Ta Ley) cho biết: 2 năm trở lại đây, Nhà máy thường xuyên xả thải ra suối làm dòng nước chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi thối, khiến cá chết nổi rất nhiều. Dân làng giờ không ai dám tắm giặt tại suối như trước kia.
Để xác thực thông tin người dân phản ánh, P.V đã đến tìm hiểu và xác định khu vực xả thải của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Mang Yang nằm ở nơi dốc cao hiểm trở. Tại miệng cống xả thải ra suối Ayun có nhiều chất nhờn màu đen bám vào cây cối và các tảng đá xung quanh. Một người dân địa phương đã cung cấp cho P.V những clip ghi lại hình ảnh nhà máy này xả nước thải màu đen kịt ra dòng suối. Theo hình ảnh ghi lại được, dòng suối đang có màu vàng nhạt nhanh chóng chuyển sang màu đen đặc quánh.
Khu vực xả thải ra suối Ayun của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Mang Yang. Ảnh: V.N
Khu vực xả thải ra suối Ayun của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Mang Yang. Ảnh: V.N
Cách cửa miệng cống xả thải này chừng 500 m là nơi nhiều công nhân đang xây dựng công trình cầu dân sinh. Anh Hoàng Văn Thái (trú tại TP. Pleiku) cho hay, anh làm việc tại công trình này đã gần 5 tháng và nhiều lần chứng kiến nước suối Ayun bỗng dưng chuyển sang màu đen. “Mỗi khi trời mưa là họ xả thải làm đen cả dòng suối. Chúng tôi cũng không dám dùng nước này để sinh hoạt. Ban đầu, chúng tôi còn dùng lưới bắt cá để ăn nhưng nay thì không dám nữa. Nước suối không chỉ đen mà còn hôi thối khó chịu lắm”-anh Thái chia sẻ.
Trao đổi với P.V, ông Võ Lê Xuân Thiện-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang-cho biết: “Sau khi nắm thông tin phản ánh của người dân, đơn vị đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh cùng UBND xã Đak Ta Ley đi kiểm tra thực tế. Qua kiểm tra cho thấy, hiện không còn xuất hiện tình trạng xả thải ra suối Ayun. Qua làm việc, đại diện Nhà máy thừa nhận trong tháng 5-2020 có tiến hành đầu tư cải tạo hồ sục khí trị giá 10 tỷ đồng để xử lý nước thải. Trong quá trình thi công có nhiều cơn mưa lớn nên đã làm tràn nước thải ra môi trường và tình trạng này đến nay đã được khắc phục”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Chấn-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Ta Ley thì thông tin: “Ủy ban nhân dân xã đã phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra thông tin người dân phản ánh. Nhà máy đã cam kết khắc phục tình trạng nước thải tràn ra môi trường. Tuy nhiên, UBND xã vẫn tiếp tục cử lực lượng theo dõi sát sao, nắm bắt kịp thời thông tin từ phía người dân để đảm bảo tình trạng này không tái diễn”.  
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Thư cảm ơn của Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai

Thư cảm ơn của Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ban Chấp hành Hội Bảo trợ người khuyết tật (NKT) và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì nghĩa cử cao đẹp “Thương người như thể thương thân”, đã đóng góp ủng hộ quỹ Hội Bảo trợ NKT và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024.
Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.