Người ươm mầm tài năng môn quần vợt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ một tay vợt phong trào, anh Trịnh Đồng Vĩ (SN 1986, tổ 4, thị trấn Chư Sê) đã trở thành huấn luyện viên có tiếng trong làng quần vợt của tỉnh Gia Lai. Anh mở lớp dạy các tay vợt “nhí” với hy vọng các tài năng trẻ tỏa sáng trong tương lai.

Thời sinh viên, anh Vĩ học chuyên sâu về môn bóng chuyền tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP. Hồ Chí Minh). Đến năm 2012, khi thị trấn Chư Sê có sân quần vợt đầu tiên, anh bắt đầu làm quen với môn thể thao này. Với năng khiếu thể thao sẵn có cùng sự khổ luyện, anh Vĩ đã trở thành một trong những tay vợt “có số” trong làng quần vợt tỉnh nhà.

Anh Trịnh Đồng Vĩ (bìa phải) cùng các học viên "nhí" của mình. Ảnh: L.V.N

Anh Trịnh Đồng Vĩ (bìa phải) cùng các học viên "nhí" của mình. Ảnh: L.V.N

Có những thời điểm, anh được chấm điểm trình 710 và giành không ít giải cao ở sân chơi cấp tỉnh. Tại Giải Quần vợt mở rộng do diễn đàn Viettennis Gia Lai tổ chức hồi tháng 9-2023, anh giành chức vô địch ở nội dung đôi nam điểm trình 1300. Hay như tại Giải Vô địch quần vợt tỉnh năm 2022, anh giành giải ba nội dung đôi nam điểm trình 1375.

Không chỉ được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, anh Vĩ còn nhiệt tình gầy dựng phong trào quần vợt tại Chư Sê nói riêng và Gia Lai nói chung. Hàng năm, anh đều tổ chức các giải mở rộng thu hút hàng trăm tay vợt ở nhiều địa phương trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên như: Đak Lak, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định… tham gia. Theo đó, Chư Sê đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những người đam mê trái banh nỉ.

Bản thân vốn không có chuyên môn sâu về quần vợt, anh Vĩ chịu khó học hỏi để trau dồi kỹ năng sư phạm đối với môn thể thao này. Anh cũng đã nhận chứng chỉ huấn luyện viên quần vợt cơ bản quốc tế do Liên đoàn Quần vợt Việt Nam cấp. Nhờ những trải nghiệm thực tế qua nhiều giải đấu trong và ngoài tỉnh, cọ xát với các tay vợt có trình độ cao và học hỏi kỹ chiến thuật chuyên sâu của quần vợt, anh được nhiều người nhờ làm huấn luyện viên cá nhân.

Tuy nhiên, anh Vĩ vẫn luôn trăn trở về sự phát triển phong trào quần vợt ở địa phương cũng như ấp ủ dự án của riêng mình. “Quần vợt là môn thể thao hấp dẫn, mang lại nhiều lợi ích cho người chơi ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Song ở Gia Lai, hầu hết người chơi chỉ làm quen sau tuổi 30, khi đó dù cố gắng đến mấy cũng không thể đạt trình độ cao nhất. Muốn có trình độ cao, kỹ năng thuần thục cần phải rèn giũa từ nhỏ. Do đó, tôi quyết định mở lớp dạy quần vợt cho các em học sinh bắt đầu từ 5 tuổi”-anh Vĩ thổ lộ.

Lớp học của anh Vĩ có tên “Chư Sê Cradle Tennis”, với ý nghĩa như cái nôi của quần vợt Chư Sê. Lớp bắt đầu từ tháng 10-2023 và đang thu hút 10 học viên, trong đó có em chỉ mới 5 tuổi. Các học viên duy trì đều đặn tập luyện sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần tại sân quần vợt cà phê Paradise trong Công viên Phạm Văn Đồng (thị trấn Chư Sê). Các em còn nhỏ, hiếu động, chưa hiểu biết về quần vợt nên việc dạy các động tác cơ bản là điều không hề dễ dàng. Để phù hợp với từng lứa tuổi, anh Vĩ đầu tư lưới, bóng, vợt… riêng để các em luyện tập. Ngoài ra, các em còn được Công ty Bất động sản Tín Đức tài trợ trang phục.

Em Bùi Gia Tú (11 tuổi, thôn 2, xã Ia Hlốp) hào hứng: “Mẹ em chơi môn quần vợt nên rủ em chơi cùng. Em mới học gần 2 tháng và rất thích môn này. Lớp học rất vui, có những bạn cùng sở thích giống em. Tụi em thích được thi đấu với nhau, em mong được giao lưu với các bạn ở các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh”.

Các tay vợt "nhí" đã được học các kỹ thuật cơ bản từ khá sớm. Ảnh Văn Ngọc

Các tay vợt "nhí" đã được học các kỹ thuật cơ bản từ khá sớm. Ảnh Văn Ngọc

Nói về kế hoạch sắp tới, anh Vĩ hồ hởi chia sẻ: “Năm tới, tôi sẽ cho một số em tham gia các giải U8, U10 tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Đây là cách để các em làm quen với môi trường thi đấu chuyên nghiệp ở lứa tuổi của mình. Gia Lai lâu nay chỉ có các vận động viên phong trào, nếu có kế hoạch bài bản, đầu tư phù hợp thì sẽ có tay vợt đủ trình độ chơi ở giải vô địch quốc gia”.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Hồng Phong-Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt tỉnh-cho biết: “Anh Trịnh Đồng Vĩ rất tâm huyết với phong trào quần vợt tỉnh nhà. Anh đã vận động tổ chức nhiều giải đấu ở địa phương, góp phần đưa Chư Sê trở thành đơn vị mạnh trong tỉnh. Anh Vĩ được đào tạo huấn luyện viên cơ bản quốc tế và có kỹ năng sư phạm tốt. Liên đoàn khuyến khích, hoan nghênh mô hình lớp học quần vợt cho các em học sinh của anh Vĩ. Đây là mô hình hiếm hoi của tỉnh giúp các em học sinh có điều kiện tiếp cận, khơi dậy đam mê với môn quần vợt, ươm mầm tài năng cho quần vợt tỉnh trong tương lai”.

Có thể bạn quan tâm

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

(GLO)-

Từ 23 đến 25-8, tại sân bóng đá mini Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Giải Bóng đá từ thiện Cúp “Áo ấm cho em” lần thứ II năm 2024. Không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, giải còn là dịp kết nối những tấm lòng để hướng đến học sinh vùng khó trước thềm năm học mới.