Người đàn ông chữa khỏi ung thư máu lập quỹ cứu giúp bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi được chữa khỏi bệnh ung thư máu, ông Ahmed đi khắp nơi giúp đỡ các bệnh nhân đồng cảnh ngộ.

Ông Najmus Ahmed. Ảnh: PCC.
Ông Najmus Ahmed. Ảnh: PCC.


Ông Najmus Ahmed, 45 tuổi ở Bangladesh bị bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (ung thư máu). Đến nay đã 6 năm trôi qua, ông vẫn còn ám ảnh khi nhớ lại thời khắc khởi phát triệu chứng bệnh vào đầu tháng 3-2011. "Bắt đầu từ một cơn sốt cao không giảm, gia đình đưa tôi đến một bệnh ở gần nhà. Khi ấy tôi vẫn lạc quan nghĩ rằng đây chỉ là sốt xuất huyết"-ông chia sẻ trên Health.

Vài ngày sau, Ahmed được chuyển tới Trung tâm Ung thư Parkway (PCC) ở Singapore, lúc này ông mới linh cảm thấy "điều gì đó không ổn". Ông kể: "Tôi rất rối bời. Bố tôi động viên rằng gia đình muốn đảm bảo sức khỏe của tôi ổn nên đưa tới Singapore để kiểm tra thêm".

Khi tỉnh dậy ở khu giường bệnh khoa Huyết học, ông Ahmed được bác sĩ Teo Cheng Peng thông báo kết quả chẩn đoán là ung thư bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính. Nhưng bác sĩ bảo ông vẫn may mắn bởi đó là loại ung thư bạch cầu lành nhất, dễ điều trị nhất.

Sau khi trải qua hàng loạt xét nghiệm, Ahmed được khuyên quay về quê để sắp xếp mọi thứ ổn định trước khi trở lại Singapore bắt đầu liệu trình hóa trị trong 6 tháng tới. "Sau vòng hóa trị đầu tiên tôi mới thực sự hiểu rõ về bệnh tình của mình và tính chất nghiêm trọng của nó. Tôi dường như gục ngã khi biết mình đã bị ung thư máu. Tôi rất sốc", Ahmed trải lòng.

 Chứng kiến ông Ahmed lâm vào trạng thái hoảng loạn giống như hầu hết bệnh nhân ung thư khác, bác sĩ Teo Cheng Peng luôn cố gắng làm dịu nỗi sợ hãi của người bệnh bằng sự đồng cảm và chia sẻ. Những lời động viên của bác sĩ đã giúp Ahmed lấy lại cân bằng và dần chấp nhận sống chung với bệnh. "Bác sĩ Teo rất cởi mở, ông ấy nói tôi rất mạnh mẽ nên có thể chiến đấu chống lại bệnh. Bác sĩ bảo ở độ tuổi này, tôi vẫn đủ sức khỏe và sống sót”. Từ thời điểm đó, ông Ahmed đã coi bác sĩ Teo là một người bạn, người anh và đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ.

Việc điều trị ung thư diễn ra khá thuận lợi song không thể tránh khỏi tác dụng phụ. Ông Ahmed liên tục đi ngoài và bị nhiễm trùng hậu môn gây đau đớn, bất tiện. Các loại thuốc hóa trị cũng gây mất ngủ. Trải qua được một nửa liệu trình, Ahmed còn bị trầm cảm, rất may nhờ hỗ trợ và chăm sóc tận tình của người cha và con trai đã giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong tác phẩm “Cuốn sách hy vọng” sắp phát hành, ông Ahmed dành nhiều trang để bày tỏ lòng biết ơn chân thành với sự hỗ trợ của gia đình đã giúp mình vượt qua bệnh hiểm nghèo.

Liệu trình hóa trị kết thúc vào tháng 8/2011, Ahmed trở lại Bangladesh. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ hướng tới cuộc sống ít áp lực, Ahmed đã từ bỏ công việc trước đây ở một công ty sản xuất và lập nên một công ty tư vấn để có nhiều thời gian thư giãn hơn.

Sau khi "sạch" ung thư, Ahmed luôn tự nhủ rằng mình phải có trách nhiệm giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn để trả ơn cuộc đời. Đó là động lực thúc đẩy ông lập Quỹ chống ung thư BANCAF để hỗ trợ các bệnh nhân trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác này.

Ahmed cho biết, cơ duyên thúc đẩy ông thành lập quỹ BANCAF bắt đầu từ một mẩu tin đọc được trên chuyến bay từ Singapore trở về quê nhà. Đó là một thông báo nhỏ ở góc tờ báo với nội dung: Một bé gái mắc bệnh bạch cầu kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ em có đủ tiền điều trị. Ahmed bảo: "Đây cũng là căn bệnh tôi vừa vượt qua. Tôi không nghĩ đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên". Ông bắt đầu trò chuyện với bạn bè, kêu gọi mọi người quyên góp đủ số tiền để mua các loại thuốc cô bé cần trong một năm điều trị". Đến nay bé gái ấy đã khỏi bệnh, có một gia đình nhỏ hạnh phúc với một đứa con kháu khỉnh.

Tiếp nối thành công trên, Ahmed tiếp tục kêu gọi cộng đồng đóng góp cho quỹ được 3,3 triệu BDT (Bangladeshi Taka), khoảng gần một tỷ đồng, để giúp thêm nhiều bệnh nhân khác ở Bangladesh. Mong muốn BANCAF được lan tỏa rộng hơn nữa, Ahmed kêu gọi thêm nhiều người tham gia vào quỹ, bao gồm cả những bệnh nhân đã chiến thắng ung thư và người bị ảnh hưởng gián tiếp bởi căn bệnh này.

Ahmed và 29 đồng sự của mình đang lên kế hoạch phát triển BANCAF ra toàn cầu. Mục tiêu của nhóm là nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc ngăn ngừa ung thư đồng thời hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc ung thư khắp thế giới. Ông chia sẻ: “Trước mắt, chúng tôi đang trao đổi với các bang khác ở Bangladesh và hy vọng rằng họ có thể tạo ra các nhóm tình nguyện tại địa phương. Chúng tôi sẽ gửi tiền hỗ trợ và thuốc trong thời gian đầu. Hy vọng sau này họ sẽ tự duy trì và tiếp tục phát triển”.

Ông Najmus Ahmed hiện là diễn giả và tư vấn viên, chuyên hỗ trợ các bệnh nhân ung thư và cộng đồng ở Bangladesh.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.