Người dân làng Koái phấn khởi khi “Cầu tình thương” đưa vào sử dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Koái (xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) rất phấn khởi khi “Cầu tình thương” bắc qua suối Ia Hlốp được hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đảm bảo sự an toàn cho người dân khi đi lại và vận chuyển nông sản.

Ông Nguyễn Văn Khôi-Chủ tịch UBND xã Ia Blang-cho biết: Cây cầu dân sinh làng Koái bắc qua suối Ia Hlốp được người dân góp tiền vào làm từ năm 2012. Sau 12 năm đưa vào sử dụng, cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt cầu làm bằng ván có nhiều điểm bị mục gãy, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân mỗi khi đi qua cầu. Vì thế, UBND xã đã kêu gọi các Mạnh Thường Quân hỗ trợ xây dựng cây "Cầu tình thương" để giúp người dân đi lại được an toàn. Sau khi biết thông tin, Thượng tọa Thích Giác Duyên-Trụ trì Tịnh xá Phú Cường (huyện Chư Sê) đã phối hợp với UBND xã kết nối với các nhóm thiện nguyện như: “Việt Nam ước mơ”, “Đêm Sài Gòn” và “Từ Bi Tâm” cùng một số nhà hảo tâm khảo sát, hỗ trợ xây mới cây cầu trên 200 triệu đồng. Cây cầu được làm bằng thép, dài 14 m, rộng 1,8 m, hai bên có lan can vững chắc, đảm bảo an toàn cho việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân.

bi-thu-chi-bo-truong-thon-siu-amet-dung-giua-cung-nguoi-dan-tro-chuyen-ben-cay-cau-moi-anh-nhat-hao-2820.jpg
Bí thư Chi bộ-Trưởng thôn Siu Amét (đứng giữa) cùng người dân trò chuyện bên cây cầu mới. Ảnh: Nhật Hào

Ông Siu Amét-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Koái-cho biết: Người dân làng Koái có gần 20 ha đất sản xuất nằm bên kia suối Ia Hlốp (thuộc xã Ia Hlốp và xã Ia Glai, huyện Chư Sê) nên thường xuyên phải đi qua cây cầu này. Bên cạnh đó, người dân xã Hlốp cũng thường xuyên đi qua cầu để về thị trấn Chư Sê nên lưu lượng người, phương tiện đi lại mỗi ngày tương đối nhiều. Tuy nhiên, cây cầu dân sinh cũ làm bằng ván đã mục và chỉ rộng hơn 1m, lại không có lan can nên rất nguy hiểm cho người dân khi đi qua. Đã có nhiều trường hợp người dân đi qua ngã xuống suối dẫn đến bị thương, thậm chí đã có người tử vong. Do đó, khi có cây cầu mới được xây dựng kiên cố, người dân rất phấn khởi và đã đóng góp hơn 100 ngày công đào móng, làm cống thoát nước, góp phần giúp cho việc thi công cây cầu nhanh chóng hoàn thành.

Cùng chung niềm vui, ông Siu Ơr (làng Koái) cho biết, ngày nào ông cũng đi qua cây cầu này để qua bên kia suối cắt cỏ cho bò và chăm sóc 5 sào cà phê. Trước đây, mỗi lần đi qua cầu cũ, ông lo lắng sợ bị ngã do cầu hẹp lại không có lan can, mặt cầu làm bằng ván nên rất dễ trơn trượt vào mùa mưa. Do đó, khi cây cầu mới được xây dựng, ông rất phấn khởi. “Cây cầu mới được làm bằng sắt rất chắc chắn, lại rộng và có lan can cao nên tôi và người dân ở đây rất yên tâm mỗi khi đi qua”-ông Ơr bộc bạch.

cay-cau-duoc-xay-dung-da-tao-thuan-loi-cho-viec-di-lai-va-van-chuyen-nong-san-cua-nguoi-dan-tren-dia-ban-anh-nhat-hao-8562.jpg
Cây cầu qua suối Ia Hlốp được xây mới đã tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân trên địa bàn. Ảnh: Nhật Hào.

Còn ông Siu Pêr (làng Koái) cho hay: “Việc xây dựng cây cầu không chỉ tạo thuận lợi cho người dân làng Koái mà còn ở nhiều thôn, làng khác mỗi khi đi qua. Người dân chúng tôi cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của xã và các Mạnh Thường Quân nhiều lắm".

Chủ tịch UBND xã Ia Blang thông tin thêm: Trên địa bàn xã có suối Ia Blang và Ia Hlốp nằm giữa khu vực giáp ranh của 2 xã Ia Blang và Ia Hlốp. Trong đó, suối Ia Hlốp khá dài, lưu lượng nước lớn, nhất là vào mùa mưa. Nhiều hộ dân trong xã có đất sản xuất ở bên kia suối (thuộc xã Ia Hlốp) nên chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề an toàn cho người dân khi đi qua các cây cầu dân sinh trên địa bàn. Ngoài những cây cầu do Nhà nước đầu tư xây dựng, từ năm 2017 đến nay, xã đã kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí xây mới 3 cây cầu dân sinh nhằm thay thế các cây cầu cũ đã xuống cấp với tổng kinh phí gần 1,1 tỷ đồng. Các cây cầu được xây dựng chắc chắn đã tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.