Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu ảnh 1

Còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Sự hiện hữu của những cây cầu dân sinh ở vùng khó chính là nỗi mong chờ lớn nhất của người dân. Thế nhưng, qua khảo sát, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều cầu tạm, cầu do người dân làm tự phát, nguy cơ xảy ra mất an toàn là rất cao.

Gần 300 hộ dân tổ 1 và 2 (thị trấn Phú Thiện) có gần 200 ha đất sản xuất tại xã Chư A Thai và Ia Sol. Hàng chục năm qua, bà con chọn cách vượt sông Ayun để đến khu sản xuất. Nếu đi đường vòng mất hơn 10 km nên họ liều mình vượt qua lòng sông rộng hơn 20 m trên quãng đường rút ngắn xuống chỉ còn hơn 1 km.

Chị Rơ Cơm H’Mon (tổ 2, thị trấn Phú Thiện) cho biết: Vào mùa nước cạn, người dân có thể đi xe máy hoặc dùng bò kéo xe chở nông sản qua sông. Còn mùa mưa, nước sông dâng cao, chảy xiết thì buộc phải đi đường vòng.

“Biết vượt sông là nguy hiểm nhưng đất sản xuất ở bên kia sông nên vẫn chọn cách đi tắt qua lối này cho gần. Nhiều lúc vượt sông gặp phải hố sâu suýt bị nước cuốn trôi, may mà người đi cùng ứng cứu kịp thời. Chúng tôi ai cũng mong muốn có được cây cầu bắc qua sông để không bị cách trở trong mùa mưa”-chị H’Mon đề xuất.

Người dân thị trấn Phú Thiện bất chấp nguy hiểm vượt sông Ayun để đến rẫy. Ảnh: M.P

Người dân thị trấn Phú Thiện bất chấp nguy hiểm vượt sông Ayun để đến rẫy. Ảnh: M.P

Theo ông Đinh Văn Chinh-Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện: Mặc dù chính quyền thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo người dân không được đi tắt qua sông vào mùa mưa nhưng vẫn có nhiều người vì muốn rút ngắn quãng đường mà bất chấp nguy hiểm.

Hàng ngày, hàng trăm người qua lại đoạn sông này để vào khu vực sản xuất và lưu thông qua xã Chư A Thai, Ia Sol nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao. Do vậy, việc đầu tư xây dựng cây cầu qua sông Ayun là hết sức cần thiết.

Ông Chinh cho rằng: Nếu đầu tư làm cầu thì quãng đường từ thị trấn qua xã Chư A Thai sẽ được rút ngắn, đồng thời kết nối quốc lộ 25 từ huyện Phú Thiện với tỉnh lộ 662B (huyện Ia Pa) hay tỉnh lộ 666 (huyện Mang Yang).

“Lúc này, không những người dân thuận lợi đến nơi sản xuất mà việc giao thương hàng hóa thông qua việc kết nối với các tỉnh lộ cũng dễ dàng hơn, tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chúng tôi mong Nhà nước bố trí nguồn vốn làm cầu để bà con đi lại thuận tiện hơn”-Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện đề xuất.

Cũng chỉ vì khoảng cách từ trung tâm xã Ia Kdăm sang xã Ia Mrơn dài hơn 10 km nên người dân các xã: Chư Mố, Ia Kdăm, Ia Mrơn (huyện Ia Pa) đã bất chấp nguy hiểm chọn đi tắt bằng cách lội qua sông Ba sang bờ bên kia làm nương rẫy. Bởi vượt qua khúc sông này thì đoạn đường được rút ngắn còn gần 1 km.

Nhận thấy mối nguy hiểm rình rập từ việc lội sông của người dân, vào mùa nước cạn, ông Ksor Yan (buôn Plei Kdăm, xã Ia Kdăm) đã tự bỏ kinh phí làm cầu gỗ bắc qua sông, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

Cầu gỗ tạm bắc qua sông Ba nối xã Ia Kdăm với xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa) giúp việc đi lại của người dân đôi bờ thuận tiện hơn nhưng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tai nạn vào mùa mưa lũ. Ảnh: M.P

Cầu gỗ tạm bắc qua sông Ba nối xã Ia Kdăm với xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa) giúp việc đi lại của người dân đôi bờ thuận tiện hơn nhưng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tai nạn vào mùa mưa lũ. Ảnh: M.P

Thế nhưng, khi mùa mưa đến, nước sông Ba cuồn cuộn đổ về, cây cầu gỗ lại bung ra từng mảnh trôi theo dòng sông. Anh Siu Biên (buôn Ma Rin 2, xã Ia Mrơn) cho hay: “Gia đình tôi có 2 ha đất sản xuất bên xã Ia Kdăm nên phải qua sông để chăm sóc. Đi đường chính xa quá nên tôi chọn đi qua cầu tạm cho nhanh. Bà con ở đây ai cũng mong có cây cầu kiên cố để không bị cách trở trong mùa mưa”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trương Minh Khang-Chủ tịch UBND xã Ia Kdăm-cho biết: Cây cầu gỗ tạm bắc qua sông Ba đã giúp người dân rút ngắn khoảng cách giữa xã Ia Kdăm và Ia Mrơn. Tuy vậy, cầu tạm chỉ hoạt động vào mùa khô, đến mùa mưa nước sông lên cao cơ quan chức năng sẽ dừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân. “Chính quyền xã Ia Kdăm và xã Chư Mố đã nhiều lần đề xuất các cấp quan tâm xây dựng cầu bê tông xi măng kiên cố để giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn”.

Đề xuất ưu tiên đầu tư thêm 44 cây cầu

Tại Gia Lai, từ năm 2018 đến 2021, Dự án LRAMP đã đầu tư hơn 191 tỷ đồng để xây dựng 87 cầu, cống cho người dân ở vùng khó, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các địa phương được hưởng lợi nhiều như: Krông Pa (6 công trình, tổng vốn hơn 52,7 tỷ đồng), Đak Đoa (11 công trình, gần 33 tỷ đồng), Mang Yang (8 công trình, 22,8 tỷ đồng), Chư Păh (11 công trình, trên 4,6 tỷ đồng)…

Trao đổi với P.V, ông Phạm Minh Phụng-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh-khẳng định: “Các công trình thuộc Dự án LRAMP có ý nghĩa rất lớn đối với người dân vùng khó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, sinh hoạt, đảm bảo an toàn giao thông, rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các thôn, làng vùng sâu, vùng xa với vùng có kinh tế-xã hội phát triển. Mong rằng Dự án LRAMP tiếp tục đồng hành với bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó”.

Còn ông Trần Hưng Nghiệp-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Đoa thì cho hay: “Địa phương có địa hình bị chia cắt bởi sông suối khiến giao thông đi lại khó khăn, nguy hiểm, nhất là khi mùa mưa lũ. Do đó, nhu cầu về hệ thống giao thông, đặc biệt về các cầu dân sinh là vô cùng cấp thiết, rất cần sự vào cuộc của Dự án LRAMP”.

Người dân thị trấn Phú Thiện liều mình vượt qua dòng nước chảy xiết để qua khu sản xuất chăn thả gia súc. Ảnh: M.P

Người dân thị trấn Phú Thiện liều mình vượt qua dòng nước chảy xiết để qua khu sản xuất chăn thả gia súc. Ảnh: M.P

Ông Đoàn Hữu Dũng-Giám đốc Sở GT-VT: “Dự án LRAMP hỗ trợ địa phương từng bước xóa bỏ những cây cầu tạm bợ, hư hỏng và mất an toàn giao thông. Hạ tầng khu vực vùng sâu ngày một hoàn thiện sẽ trở thành điểm tựa liên kết vùng khó với vùng phát triển, mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân nông thôn”.

Ông Đoàn Hữu Dũng-Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) nhận định: Các công trình cầu, cống thuộc Dự án LRAMP triển khai trên địa bàn đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp người dân đi lại thuận lợi hơn. Mặt khác, các công trình khi đưa vào sử dụng cũng giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của một số địa phương.

Giám đốc Sở GT-VT thông tin thêm: Gia Lai có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 45% dân số, chủ yếu sống ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa với hệ thống đường giao thông nông thôn còn khó khăn. Qua rà soát, nhiều nơi vẫn còn có các công trình vượt sông suối bằng cầu tự chế, cầu thân cây gỗ, cống nhỏ khiến việc lưu thông của người dân rất khó khăn và nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ.

Nhu cầu xây dựng cầu dân sinh tại các địa bàn dân cư rất lớn. Toàn tỉnh còn 48 vị trí cần đầu tư xây dựng công trình cầu, cống. Trong đó, Bộ GT-VT đã đồng ý 4 vị trí. Sở đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Bộ GT-VT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục xem xét, ưu tiên đầu tư 44 cây cầu tại 12 huyện, thị xã, thành phố khi có vốn.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu ảnh 5

Có thể bạn quan tâm

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ cuối: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ cuối: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(GLO)- Công tác chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy” còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và cấp ủy, chính quyền các cấp của 3 huyện, 7 xã biên giới trên địa bàn Gia Lai phải nỗ lực cao hơn nữa để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 3: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 3: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy

(GLO)- Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, với quyết tâm xây dựng “vùng xanh” nơi biên giới, lực lượng Công an đã chủ động phối hợp đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với tội phạm ma túy.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 2: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 2: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

(GLO)- Với quyết tâm chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, lực lượng Công an 3 huyện Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai đã chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc một cách quyết liệt với mục tiêu cao nhất là giữ sạch "vùng xanh".
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 1: Hệ lụy khi ma túy xâm nhập vùng biên

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 1: Hệ lụy khi ma túy xâm nhập vùng biên

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Gia Lai về việc chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương quyết liệt vào cuộc.