Người dân buôn Ia Rpua phấn khởi khi có nước sạch sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Công trình mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung buôn Ma Giai sang buôn Ia Rpua được hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu tháng 12-2023, đem lại niềm vui cho 216 hộ dân buôn Ia Rpua (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa).
Lễ bàn giao công trình mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung buôn Ma Giai sang buôn Ia Rpua. Ảnh: Lê Nam

Lễ bàn giao công trình mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung buôn Ma Giai sang buôn Ia Rpua. Ảnh: Lê Nam

Công trình mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung buôn Ma Giai sang buôn Ia Rpua được khởi công từ đầu tháng 8-2023 với tổng kinh phí 3 tỷ đồng thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. Đến ngày 4-12-2023 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Theo thiết kế, công trình có công suất 102,8 m3 (ngày/đêm), gồm các hạng mục: giếng khoan sâu 97 m, hệ thống điện, bể lọc, khu xử lý nước, bể chứa, sân bê tông, mái che và đường ống dẫn nước đến tận nhà dân với chiều dài toàn tuyến hơn 7,6 km, cụm đồng hồ gia đình phục vụ cho 216 hộ đồng bào dân tộc thiểu số buôn Ia Rpua. Chất lượng nước đáp ứng được tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Ông Rơ Châm Úh-người dân buôn Ia Rpua phấn khởi khi có nguồn nước sạch sinh hoạt được đưa về tận nhà cho bà con sử dụng. Ảnh: Lê Nam

Ông Rơ Châm Úh-người dân buôn Ia Rpua phấn khởi khi có nguồn nước sạch sinh hoạt được đưa về tận nhà cho bà con sử dụng. Ảnh: Lê Nam

Ông Rơ Châm Úh-người dân buôn Ia Rpua-cho biết: Trước đây vào mùa khô, để có nước uống và nấu ăn người dân phải mua nước bình hoặc đi lấy nước ở khe suối rất xa. Khi nắng hạn, nguồn nước cạn kiệt nhiều nhà còn tranh thủ đi lấy nước từ sáng sớm tinh mơ và phải mất cả buổi mới lấy được nước. Còn chuyện tắm giặt thì tranh thủ khi đi làm rẫy về rồi tắm tại suối luôn. Gia đình ông có 6 khẩu, mỗi tuần sử dụng hết khoảng chục bình nước, tốn cả trăm ngàn đồng. “Giờ có nước sạch về đến tận nhà rồi, chúng tôi rất mừng. Người dân đã không còn phải lo thiếu nước sinh hoạt nữa. Chúng tôi rất cảm ơn Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư đưa nước sạch về cho bà con sử dụng”-ông Úh phấn khởi nói. Còn bà Rơ Lan H'niêm cho hay: Có người sạch về đến tận nhà bà con trong buôn ai cũng vui mừng. Nhờ có nước sạch, gia đình không phải tốn tiền mua nước bình nữa nên cũng tiết kiệm được 100-200 ngàn đồng/tháng.

Sau khi công trình nước sạch hoàn thành đã được bàn giao cho Ban nhân dân buôn Ia Rpua quản lý, sử dụng. Ông A Lê Ysơn-Thôn phó Ia Rpua, kiêm quản lý công trình-cho biết: Buôn Ia Rpua có 216 hộ dân, với 95,7% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Địa hình trong khu vực khá phức tạp gồm nhiều suối nhỏ, nhưng các suối có độ dốc lớn và thường cạn kiệt vào mùa khô, nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt rất khan hiếm. Do đó, người dân thường phải lấy nước ngoài suối, đào giếng để tắm giặt quần áo; còn nước nấu ăn, uống thì phải lấy nước mạch hoặc mua nước bình đóng sẵn (10.000 đồng/bình). Giờ mỗi tháng mỗi hộ chỉ tốn khoảng 20.000-30.000 đồng là có nước sử dụng thoải mái, người dân rất phấn khởi.

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra hệ thống nước sạch sinh hoạt tại buôn Ma Giai, xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra hệ thống nước sạch sinh hoạt tại buôn Ma Giai, xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Theo Chủ tịch UBND Xã Đất Bằng Rô Krik: Toàn xã có 4 buôn gồm: Ia Rnho, Ia Rpua, Ia Prong, Ma Giai, với 1.167 hộ và hơn 4.900 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, cứ vào mùa khô, người dân luôn phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt. Hàng năm, UBND xã phải hỗ trợ người dân đào các hố dưới lòng suối để tìm nguồn nước cho gia súc uống và phải dùng xe để chở nước sinh hoạt cung cấp cho bà con. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ, chia sẻ của các đơn vị tài trợ, một số công trình nước sạch đã được xây dựng như: công trình nước sinh hoạt xã Đất Bằng lấy nước từ công trình thủy lợi Ia Mlah về cho người dân buôn Ia Prong, Ia Rnho; Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai phục vụ nước cho người dân buôn Ma Giai và Ia Rpua; Dự án “Nước sạch vùng cao” tại buôn Ia Rnho. “Đến nay, 100% hộ dân trên địa bàn đã sử dụng nước sạch sinh hoạt, người dân và các cấp chính quyền địa phương rất phấn khởi. Các công trình còn góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường, giảm bệnh tật và tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”-chủ tịch UBND xã Đất Bằng chia sẻ.

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Xã Đất Bằng còn buôn Ia Rpua từ trước đến nay chưa được đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Mùa khô, thường bị thiếu nước trầm trọng, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. Qua kết quả khảo sát đánh giá bộ tỉ lệ hộ dân được tiếp cận với nước sạch hợp vệ sinh dưới 10%.

Ông Võ Ngọc Châu (bìa phải)-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện trao đổi với lãnh đạo xã Đất Bằng và đại diện buôn Ia Rpua về việc sử dụng và bảo quản công trình nước sạch. Ảnh: Lê Nam

Ông Võ Ngọc Châu (bìa phải)-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện trao đổi với lãnh đạo xã Đất Bằng và đại diện buôn Ia Rpua về việc sử dụng và bảo quản công trình nước sạch. Ảnh: Lê Nam

Theo ông Châu, năm 2021 được sự quan tâm của UBND huyện và các nhà tài trợ đã đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch sinh hoạt cho buôn Ma Giai và xây dựng tuyến ống cấp nước chính HDPE D90 từ buôn Ma Giai về buôn Ia Rpua và 1 đài nước cao 16 m, dung tích 20 m3 đặt tại nhà văn hóa buôn Ia Rpua. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh phí có hạn nên chưa xây dựng mạng đường ống và kết nối đồng hồ nước tại buôn Ia Rpua. Thực hiện chủ trương của huyện tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt này để phủ kín buôn Ia Rpua từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023, huyện đã triển khai công trình mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung buôn Ma Giai sang buôn Ia Rpua. “Việc đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung cho vùng căn cứ cách mạng buôn Ia Rpua là hết sức cần thiết nhằm nhằm giúp bà con nơi đây có nguồn nước để sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, an toàn, cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường, giảm bệnh tật, giảm tình trạng sử dụng nước kém chất lượng, nước chưa xử lý, không đủ nước sử dụng vào mùa khô và tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.