Người cao tuổi nêu gương phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phát huy tinh thần “Tuổi cao chí càng cao”, nhiều hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tích cực lao động sản xuất, kinh doanh, mang lại cuộc sống ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Những tấm gương điển hình

Mặc dù đã 71 tuổi nhưng ông Nguyễn Đình Phú (thôn Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) vẫn hăng say lao động sản xuất. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên 13 ha cà phê, 2 ha sầu riêng của gia đình ông phát triển tốt, cho năng suất cao. Ông Phú còn đầu tư một trang trại chăn nuôi khép kín với 80 con heo nái sinh sản và 500 con heo thịt. Mỗi năm, gia đình ông Phú thu lợi nhuận trên 2 tỷ đồng.

Ông Phú cho hay: “Sau khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, tôi rời quân ngũ trở về huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1998, gia đình tôi vào xã Chư Pơng lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi, tôi mua được 2 ha cà phê. Tôi vừa làm vừa học để nâng cao chất lượng, tăng năng suất cây trồng, mở rộng quy mô”.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyến (bìa phải; xã Ia Krai, huyện Ia Grai) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây bưởi da xanh cho người dân. Ảnh: M.N

Ông Nguyễn Ngọc Tuyến (bìa phải; xã Ia Krai, huyện Ia Grai) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây bưởi da xanh cho người dân. Ảnh: M.N

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Phú còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Hàng năm, ông Phú tham gia ủng hộ 20-50 triệu đồng cho các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo trên địa bàn.

Ở xã Ia Krai (huyện Ia Grai), nhắc đến ông Nguyễn Ngọc Tuyến thì ai cũng biết, bởi ông là tấm gương NCT tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi của địa phương. Ông Tuyến hiện là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hải Tây Phát, sở hữu 8.000 trụ hồ tiêu, 200 cây bưởi da xanh, 300 cây sầu riêng và 1.200 m2 nhà nuôi chim yến. Mô hình kinh tế của gia đình ông Tuyến hiện đang tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động và hàng trăm lao động thời vụ với mức lương ổn định 6-15 triệu đồng/tháng. Ông Tuyến cũng đã ủng hộ 125 triệu đồng để xây nhà cho hội viên cựu chiến binh khó khăn; tặng 1.567 cây giống mít Thái, gần 2 tấn phân vi sinh cho các hội viên khó khăn; tặng hàng trăm suất quà cho người dân.

Ông Rơ Mah Sắc (làng Myah, xã Ia Krai) bày tỏ: “Làm việc cho gia đình ông Tuyến nhiều năm nay, mình vừa có lương ổn định vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm trồng cây ăn quả và áp dụng thành công tại vườn cây của gia đình”.

Nêu gương sáng

Toàn tỉnh hiện có 47.530 NCT trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trong đó có 10.520 người đạt tiêu chí “NCT làm kinh tế giỏi” các cấp. Các địa phương có phong trào “NCT làm kinh tế giỏi” như: TP. Pleiku và các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Păh, Ia Grai, Krông Pa, Đức Cơ…

Mới đây, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương 61 NCT làm kinh tế giỏi tiêu biểu cấp tỉnh lần thứ IV (nhiệm kỳ 2018-2023). Ông Phú, ông Tuyến là 2 trong số 61 tấm gương NCT làm kinh tế giỏi tiêu biểu được Hội cấp tỉnh tuyên dương, được cử tham gia hội nghị NCT làm kinh tế giỏi toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2018-2023) tại Hà Nội.

Các cá nhân được nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai vì có thành tích trong phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi. Ảnh: Minh Nhật

Các cá nhân được nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai vì có thành tích trong phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi. Ảnh: Minh Nhật

Với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hàng ngàn NCT làm kinh tế giỏi đã nêu gương sáng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Đồng thời, NCT còn tích cực tham gia công tác xã hội, xây nhà nhân ái tặng hội viên khó khăn, cho hội viên vay vốn không tính lãi; tích cực ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo do Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể phát động. Tiêu biểu như: ông Nguyễn Văn Trắc (tổ 1, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) sở hữu 3 ha cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu; góp vốn mở Công ty TNHH An Hưng chuyên sản xuất phân bón với thu nhập hàng năm trên 700 triệu đồng; ông Nguyễn Tấn Lộc (thị trấn Đak Pơ) sở hữu 18 ha mía và 2.000 m2 ao hồ, thu nhập 500-900 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm cho 20 lao động, xây nhà, tặng gạo, heo giống cho người dân khó khăn…

Nhiều hội viên NCT có cơ sở sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, như bà Lương Thị Phùng (thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông); ông Đinh Sưk (xã Hà Tây, huyện Chư Păh).

Bà Rơ Chăm H'Yéo-Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh-thông tin: “Những năm qua, các cấp Hội NCT trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên còn đủ sức khỏe trực tiếp tham gia sản xuất; những hội viên sức khỏe yếu thì tiếp tục động viên, chia sẻ kinh nghiệm để con cháu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, NCT làm kinh tế giỏi đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vốn, nâng cao chất lượng cuộc sống của hội viên, góp phần xây dựng Hội NCT ngày càng vững mạnh. Với tinh thần lao động hăng say, hàng ngàn NCT làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh xứng đáng là tấm gương cho mọi người học tập, noi theo”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.