Ngư dân Đề Gi đoàn kết giữ vững chủ quyền biển, đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa”, nhiều năm qua, ngư dân xã Đề Gi (tỉnh Gia Lai) đã cùng nhau đoàn kết bám biển để khai thác thủy sản, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

1-1.jpg
Ngư dân bán sản phẩm tại cảng cá Đề Gi sau những ngày vươn khơi bám biển. Ảnh: Nguyễn Hân

Biển, đảo là nhà

Sáng sớm, khi mặt trời chưa kịp ló rạng, cảng cá Đề Gi đã nhộn nhịp. Xen lẫn trong không khí rộn ràng của những chuyến tàu cập bến bán hải sản sau chuyến biển dài ngày là sự hối hả của những ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm để bắt đầu cho hành trình ra khơi mới. Những lượt tàu tấp nập vào ra tạo nên hình ảnh sôi động trên cảng cá Đề Gi.

Đã mấy chục năm gắn bó với nghề khai thác, đánh bắt thủy sản, ngư dân Lương Văn Phát (thôn An Quang Đông, xã Đề Gi) tâm sự: “Vươn khơi bám biển đánh bắt cá không chỉ để mưu sinh mà với tôi còn là niềm tự hào. Tôi muốn gắn bó cả cuộc đời với biển, đóng góp sức lực để bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc”.

Không chỉ ông Phát, với những trăn trở làm giàu từ biển cả, đồng thời góp sức mình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương, ngư dân Huỳnh Minh Kiểm (cùng ở thôn An Quang Đông, xã Đề Gi) đã mạnh dạn đầu tư 2 tàu cá có công suất 410 CV và 500 CV để vươn khơi bám biển.

2 tàu cá của ông Kiểm đều đặn ra khơi và luôn có mặt ở hầu khắp ngư trường lớn như đảo Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa... Nhờ chăm chỉ lao động sản xuất, gia đình ông Kiểm có cuộc sống sung túc, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 35 lao động với thu nhập hơn 100 triệu đồng/người/năm. Ông còn gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giúp đỡ ngư dân vượt qua khó khăn để vươn khơi bám biển. “Với tôi, biển đảo là nhà. Cuộc sống gắn liền với biển nên tôi phải có trách nhiệm bảo vệ “nhà” của mình”, ông Kiểm nói chắc nịch.

Mỗi tàu cá là một “cột mốc sống”

Tàu cá của ngư dân Huỳnh Minh Kiểm không bao giờ thiếu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước mũi tàu trong mỗi chuyến ra khơi.

Ông Kiểm tâm sự: “Trước mỗi chuyến biển, bên cạnh việc chuẩn bị nhu yếu phẩm, tôi luôn kiểm tra, thay mới lá cờ Tổ quốc cắm trên tàu. Hình ảnh lá cờ tung bay phấp phới, mạnh mẽ giúp ngư dân yên tâm cho một hành trình bám biển dài ngày. Đây cũng là “cột mốc sống”, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thân yêu”.

Nhiều năm qua, ngư dân xã Đề Gi đoàn kết, gắn bó ra khơi, thường xuyên liên lạc, hỗ trợ cho nhau. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh tố giác các trường hợp tàu có công suất lớn đánh bắt tận diệt hoặc gây ô nhiễm môi trường biển; kịp thời phát hiện, báo cáo cơ quan chức năng những tàu cá vi phạm lãnh hải nước ngoài.

“Những việc làm này đã được ngư dân nhận thức và coi đó như trách nhiệm của mình. Khi có tàu cá ở những tỉnh khác đánh bắt sai tuyến, sai vùng, các ngư dân kịp thời tố giác, trình báo chính quyền và cơ quan chức năng để nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý”, ngư dân Huỳnh Minh Kiểm nói.

Hiện ngư dân trong xã đã thành lập nghiệp đoàn nghề cá, các đội tàu để liên kết hỗ trợ nhau đánh bắt trên biển. Đội tàu cá của xã Đề Gi luôn có mặt ở hầu khắp các ngư trường lớn như: Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1... Và, sau mỗi chuyến ra khơi, các chủ tàu luôn ưu tiên mua một lá cờ Tổ quốc mới để treo ở vị trí cao nhất trên tàu, thể hiện sự biết ơn đối với Tổ quốc đã giúp ngư dân có được “lộc biển”. Điều ấy đã trở thành mỹ tục và được các thế hệ ngư dân tiếp nối thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND xã Đề Gi Trịnh Minh Bình chia sẻ: Những ngư dân chân chất ở địa phương vẫn hằng ngày học và làm theo lời Bác năm xưa “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa”. Bác dạy, đồng bằng là nơi sinh sống, là nền tảng của quốc gia, nhưng biển lại là cửa ngõ, là tuyến phòng thủ, đồng thời cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền.

Xã Đề Gi có 590 tàu cá với tổng công suất 157.541 CV; trong đó, 200 tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Nghề khai thác thủy sản đã và đang mang lại cho người dân nơi đây cuộc sống sung túc. Và điều quan trọng hơn, chính những con tàu ngày đêm bám biển đã trở thành những “cột mốc sống”, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

(GLO)- Ngày 8-7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua cao điểm “Phất cao cờ hồng tháng Tám, Thi đua giành 3 nhất" và Phong trào thi đua "Bộ đội Biên phòng tỉnh thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số”.

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

null