Xem ngư dân 'khui hầm' cá đánh bắt được từ Hoàng Sa, Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày tháng 6, tại các cảng cá tỉnh Bình Định không khí rộn ràng hơn bao giờ hết.

Từng con tàu lần lượt cập bến sau chuyến biển dài ngày, “khui hầm” đưa lên bờ những mẻ cá tươi rói đánh bắt được từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa - ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung.

Ngư dân khui hầm đưa cá lên bờ bán cho thương lái. Ảnh: Trương Định
Ngư dân khui hầm đưa cá lên bờ bán cho thương lái. Ảnh: Trương Định
Sau chuyến biển kéo dài hơn nửa tháng ở vùng biển Hoàng Sa, tàu BĐ91347 TS cập cảng cá Quy Nhơn để xuất bán hải sản. Chuyến này, tàu đánh bắt được gần 20 tấn cá ngừ sọc dưa. Theo ngư dân, dù sản lượng dù không được cao nhưng anh em bạn tàu cũng có ít chi phí để trang trải cho gia đình. Ảnh: Trương Định
Sau chuyến biển kéo dài hơn nửa tháng ở vùng biển Hoàng Sa, tàu BĐ91347 TS cập cảng cá Quy Nhơn để xuất bán hải sản. Chuyến này, tàu đánh bắt được gần 20 tấn cá ngừ sọc dưa. Theo ngư dân, dù sản lượng dù không được cao nhưng anh em bạn tàu cũng có ít chi phí để trang trải cho gia đình. Ảnh: Trương Định
“Đang vào vụ khai thác cá ngừ sọc dưa nên anh em tranh thủ xuống cá rồi nghỉ ngơi ít hôm, để lại tiếp tục vươn khơi bám biển”, ngư dân trên tàu BĐ 91347 TS chia sẻ.
“Đang vào vụ khai thác cá ngừ sọc dưa nên anh em tranh thủ xuống cá rồi nghỉ ngơi ít hôm, để lại tiếp tục vươn khơi bám biển”, ngư dân trên tàu BĐ 91347 TS chia sẻ.
Với ngư dân, biển là nhà, luôn đoàn kết sát cánh bên nhau như những cột mốc chủ quyền, vừa hi vọng về những chuyến bội thu tôm cá. Trong ảnh: Cá được ngư dân bảo quản kỹ lưỡng tại các hầm trên tàu. Ảnh: Trương Định
Với ngư dân, biển là nhà, luôn đoàn kết sát cánh bên nhau như những cột mốc chủ quyền, vừa hi vọng về những chuyến bội thu tôm cá. Trong ảnh: Cá được ngư dân bảo quản kỹ lưỡng tại các hầm trên tàu. Ảnh: Trương Định
Những mẻ cá ngừ sọc dưa có kích thước lớn về bờ. Ảnh: Trương Định
Những mẻ cá ngừ sọc dưa có kích thước lớn về bờ. Ảnh: Trương Định
Sau chuyến biển đánh bắt gần 1 tháng ở vùng biển Trường Sa, tàu BĐ 97998 TS (thị xã Hoài Nhơn) chỉ mang về được 20 con cá ngừ đại dương - loại cá có giá trị kinh tế cao. Dù không đong đầy hầm cá như những lần trúng lớn trước, các ngư dân cũng tất bật “khui hầm”, phân loại và bán cá ngay trên bến cảng. Ảnh: Trương Định
Sau chuyến biển đánh bắt gần 1 tháng ở vùng biển Trường Sa, tàu BĐ 97998 TS (thị xã Hoài Nhơn) chỉ mang về được 20 con cá ngừ đại dương - loại cá có giá trị kinh tế cao. Dù không đong đầy hầm cá như những lần trúng lớn trước, các ngư dân cũng tất bật “khui hầm”, phân loại và bán cá ngay trên bến cảng. Ảnh: Trương Định
Theo ngư dân, chuyến biển này sản lượng đánh bắt được thấp, trong khi đó phí tổn cho chuyến biển cao nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng đã theo nghề nên anh em động viên nhau cố gắng để vươn khơi, bám biển: Trương Định
Theo ngư dân, chuyến biển này sản lượng đánh bắt được thấp, trong khi đó phí tổn cho chuyến biển cao nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng đã theo nghề nên anh em động viên nhau cố gắng để vươn khơi, bám biển: Trương Định
Cá ngừ đại dương được ngư dân đánh bắt mang vào bờ. Ảnh: Trương Định
Cá ngừ đại dương được ngư dân đánh bắt mang vào bờ. Ảnh: Trương Định
Hiện, giá cá ngừ sọc dưa được thương lái thu mua từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, giá cá ngừ đại dương dao động khoảng từ 95.000 - 120.000 đồng/kg.
Hiện, giá cá ngừ sọc dưa được thương lái thu mua từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, giá cá ngừ đại dương dao động khoảng từ 95.000 - 120.000 đồng/kg.
Cá ngừ đại dương được đưa lên xe đi tiêu thụ. Ảnh: Trương Định
Cá ngừ đại dương được đưa lên xe đi tiêu thụ. Ảnh: Trương Định
Không khí nhộn nhịp tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh: Trương Định
Không khí nhộn nhịp tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh: Trương Định

Theo TRƯƠNG ĐỊNH (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Lặng thầm trên chốt tiền tiêu

Lặng thầm trên chốt tiền tiêu

(GLO)- Nơi “phên giậu” phía Tây của Tổ quốc, những người lính quân hàm xanh ở Chốt 1 và Chốt 5 của Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày vững chí, bền gan bám trụ.

'Hoàng tử bé' và giấc mơ tôn vinh pháp lam Việt

'Hoàng tử bé' và giấc mơ tôn vinh pháp lam Việt

Trong tiểu thuyết “Hoàng tử bé” của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry có một câu nói đầy tính triết lý về tình yêu của hoàng tử với đóa hồng rằng, không phải vì bản thân đóa hồng đặc biệt mà “chính thời gian cậu đã dành cho đóa hồng của cậu, làm cho nàng trở nên quan trọng đến thế”.

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng hoành hành - Bài 2: Có tiếp tay, buông lỏng quản lý?

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng hoành hành - Bài 2: Có tiếp tay, buông lỏng quản lý?

Thuốc là mặt hàng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân. Sau hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng vừa bị bắt giữ, dư luận đặt câu hỏi: Các cơ quan được giao quản lý, giám sát đã làm hết trách nhiệm và xử lý quyết liệt, công tâm chưa?

Uống trà đi!: Bản Liền, chuyện giờ mới kể

Uống trà đi!: Bản Liền, chuyện giờ mới kể

Từng vạt núi lở vẫn còn nguyên dấu tích, đường chưa rõ ra đường, dằn xóc, lắc lư, cùng bao lần thót tim khi bánh xe chỉ cách mép vực sâu chưa đầy gang với, đường vào Bản Liền hiện nay vẫn đầy nham nhở, bụi mù, chưa bình phục sau trận mưa lũ lịch sử 9.2024.

Gặp lại ở chợ phiên

Gặp lại ở chợ phiên

Những phiên chợ ở vùng cao giống như “bảo tàng sống” về đất và người. Chợ phiên vùng cao A Lưới không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, mà dường như còn chứa đựng cả một kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu... ở miền Tây xứ Huế này.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.