Năng lượng tái tạo góp phần tăng thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 9 tháng năm 2024, các nhà máy thủy điện, điện gió đã đóng góp 654,1 tỷ đồng, chiếm 13,9% tổng nguồn thu nội địa của tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 82 dự án thủy điện, trong đó có 7 công trình nhà máy thủy điện lớn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư với tổng công suất 1.841 MW. Một trong những doanh nghiệp có nhiều đóng góp vào ngân sách địa phương là Công ty Thủy điện Ialy. Mỗi năm, các khoản thuế nộp ngân sách của Công ty khoảng 300 tỷ đồng. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng Công ty Thủy điện Ialy đã nộp ngân sách 185 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024.

Ông Đoàn Tiến Cường-Giám đốc Công ty Thủy điện Ialy-cho biết: “Năm 2023, Công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch sản lượng do EVN giao, đạt 5,154 tỷ kWh/4,646 tỷ kWh điện được sản xuất và cung ứng lên điện lưới quốc gia. Trong 9 tháng năm 2024, Công ty đã sản xuất được 3,213 tỷ kWh, đạt 72% kế hoạch do EVN giao. Dự kiến cả năm, chúng tôi sẽ hoàn thành và vượt kế hoạch EVN giao”.

nha-may-thuy-dien-se-san-4a-duoc-van-hanh-on-dinh-dong-gop-tich-cuc-cho-nen-kinh-te-va-ngan-sach-nha-nuoc-dvcc-1775.jpg
Nhà máy Thủy điện Sê San 4A vận hành ổn định, đóng góp tích cực cho nền kinh tế và ngân sách nhà nước (ảnh đơn vị cung cấp).

Trong khi đó, Công ty cổ phần Thủy điện Sê San 4A được đánh giá tốt về mức độ tăng trưởng sản lượng sản xuất điện qua các năm. Ông Nguyễn Bình-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty-thông tin: “9 tháng năm 2024, sản lượng điện của Công ty đạt 204 triệu kWh, các khoản thuế nộp ngân sách đạt 39,7 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng điện giảm do thời tiết không thuận lợi. Trong quý IV-2024, chúng tôi tiếp tục gia tăng sản lượng điện, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra”.

Toàn tỉnh hiện có 88 dự án điện được quy hoạch với tổng quy mô công suất hơn 4.332 MW. Hiện nay, các dự án năng lượng tái tạo được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trên địa bàn tỉnh hơn 3.250 MW, bao gồm các nhà máy thủy điện (hơn 2.251 MW), điện mặt trời (61 MW), điện gió (hơn 808 MW), điện sinh khối (129,6 MW).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 3.248 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất hơn 603 MWp. Từ thực tế theo dõi, quản lý nguồn thu ngân sách của khối doanh nghiệp năng lượng tái tạo, ông Đặng Quang Thứ-Trưởng phòng Thanh tra-Kiểm tra 1 (Cục Thuế tỉnh) cho biết: “Trong cơ cấu nguồn thu từ lĩnh vực năng lượng tái tạo, thủy điện vẫn đang là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn và mang tính ổn định. Đối với các dự án điện mặt trời, đa phần quy mô nhỏ, công suất 1 MW. Theo dự tính, sau khi thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì điện mặt trời đóng góp ngân sách trên 200 triệu đồng/năm/MW”.

nguon-thu-ngan-sach-tu-cac-cong-ty-thuy-dien-giu-vai-tro-on-dinh-va-tich-cuc-gop-phan-tang-truong-nguon-thu-ngan-sach-ben-vung-dvcc-3802.jpg
Nguồn thu ngân sách từ các công ty thủy điện giữ vai trò ổn định và tích cực, góp phần tăng trưởng nguồn thu ngân sách bền vững. Ảnh: ĐVCC

Tổng thu nội địa 9 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh đạt 4.687 tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán Bộ Tài chính và đạt 81,3% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp đầu tư phát triển thủy điện đã nộp 532,8 tỷ đồng, các doanh nghiệp đầu tư phát triển điện gió đã nộp 121,3 tỷ đồng.

Trao đổi với P.V, ông Lê Minh Nhựt-Cục trưởng Cục Thuế tỉnh-khẳng định: Nguồn thu từ lĩnh vực năng lượng tái tạo đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng thu nội địa do ngành Thuế quản lý. Đây cũng là nguồn thu quan trọng khai thác từ chính tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà trong nhiều năm qua.

Hiện nay, các dự án thủy điện và năng lượng tái tạo đóng góp vào ngân sách khoảng 900 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 16% trong tổng thu ngân sách. Với đặc tính ổn định, số thuế nộp lớn, dự kiến nguồn thu này sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể trong các năm tiếp theo tạo đà tăng trưởng bền vững cho nguồn thu ngân sách tỉnh nhà.

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null