Nắng ấm làng Tang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngôi làng này một thời gắn liền với tên gọi khác là “làng phong”. Nhưng đó là chuyện của nhiều năm trước, bởi giờ đây làng Tang (xã Ia Chía, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã có nhiều đổi khác. Người dân trong làng đang từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Trước khi ghé thăm làng Tang, Bí thư Đảng ủy xã Ia Chía Siu Tin khẳng định với chúng tôi rằng, làng đã được đầu tư khang trang, đời sống văn hóa tinh thần cũng từng bước được cải thiện. Nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thay vào đó, nhiều hộ đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế gia đình và trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống. Những năm qua, xã luôn quan tâm và đầu tư nhiều nguồn lực cho làng, như: cấp cây-con giống, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn làm nhà ở, xây nhà sinh hoạt cộng đồng..., góp phần tạo chuyển biến về đời sống cho nhân dân. “Trước đây, 100% hộ dân đều thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, hiện tại, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 62,5% và không có hộ đói. Đặc biệt, trong làng không còn tình trạng bỏ trống đất sản xuất, hầu hết nhà nào cũng có vườn điều; người dân cũng biết chăn nuôi gia súc và gần như các hộ đều chăn nuôi bò”-ông Siu Tin nhấn mạnh.
 Người dân làng Tang đã phát triển thêm cây cà phê, hồ tiêu để cải thiện thu nhập. Ảnh: A.H
Người dân làng Tang đã phát triển thêm cây cà phê, hồ tiêu để cải thiện thu nhập. Ảnh: A.H
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà xây khang trang, kiên cố, Trưởng thôn Siu Thu thông tin: Làng có 40 hộ với 123 khẩu, trong đó còn 25 hộ nghèo. Nguyên nhân là do một số hộ mới tách nhưng thiếu đất sản xuất, phần khác do ốm đau, bệnh tật, neo đơn... Cụ thể, làng còn 12 người già bị di chứng của bệnh phong, trong đó có nhiều người không có khả năng lao động. Điển hình như bà Rơ Lan Tơh, không con cháu, tay chân đều tàn phế, phải ngồi xe lăn, sống dựa hoàn toàn vào trợ cấp của Nhà nước và sự giúp đỡ của những người xung quanh. Trao đổi về một số đổi thay của làng những năm gần đây, Trưởng thôn Siu Thu cho rằng: Trước đây, người dân chỉ biết trồng điều vì đây là loại cây có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt trên biên giới, lại không mất nhiều thời gian chăm sóc cũng như phân bón đầu tư như các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, giờ đây người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng: ngoài 40 ha cây điều, bà con còn phát triển thêm 9 ha cà phê, 1 ha hồ tiêu, 2 ha lúa và hơn 3 ha cây trồng khác. Bên cạnh đó, người dân cũng chú trọng chăn nuôi với số lượng gia súc hiện có là 320 con các loại.
Cũng theo ông Thu, so với các làng lân cận, thu nhập của người dân làng Tang vẫn còn thấp nhưng so với vài năm trước thì đã cải thiện rất nhiều. Trong làng đã có vài hộ thu nhập bình quân 80-100 triệu đồng/năm. Để chứng minh cho những điều vừa nói, ông dẫn chúng tôi xuống nhà ông Puih Bin. Vợ chồng ông Bin đều bị di chứng của bệnh phong khiến các ngón tay, ngón chân rụng hết. Dẫu vậy, vợ chồng ông vẫn chịu khó làm lụng và nuôi dạy con cái trưởng thành. Bởi với họ, 2 đứa con sinh ra lành lặn chính là động lực để vượt qua tất cả. “Vợ chồng mình đang chăm sóc 1,5 ha cà phê, 1 ha cao su và 1 ha điều nên cuộc sống cũng đỡ khó khăn”-ông Bin nói. Ngoài ra, trong làng còn có 3 hộ có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm gồm: Ksor Dế, Ksor Dút và già làng Puih Hin.
Trưởng thôn Siu Thu cho biết thêm, nhiều hộ dân ít đất sản xuất còn tranh thủ làm thuê để có thêm thu nhập, một số thanh niên rời làng vào tận khu công nghiệp Bình Dương để làm công nhân. Anh Siu Tran bộc bạch: “Nhà mình có 200 cây cà phê và 200 cây điều đều mới trồng, chưa cho thu hoạch nên thời gian rảnh mình còn đi khai thác mủ cao su thuê cho người dân làng bên cạnh. Cứ khai thác một ngày lại nghỉ một ngày, mỗi ngày công như thế mình được trả 100 ngàn đồng, phụ thêm vào để nuôi 2 con nhỏ và mua phân bón cho cây trồng”. Không dừng lại ở việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, dân làng Tang còn quan tâm đến vệ sinh môi trường và tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới. Trưởng thôn Siu Thu phấn khởi thông tin về những con số đáng mừng: 45% hộ dân đã có hàng rào quanh nhà; 60% hộ dân có nhà tắm; 100% gia đình chăn nuôi có chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm; 90% gia đình biết đào hố rác sử dụng; tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 giảm xuống còn 20%; không có trường hợp tảo hôn...
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.