Nam thanh niên mắc bệnh hiếm, Việt Nam chưa từng ghi nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nam bệnh nhân 19 tuổi, mắc căn bệnh hiếm chưa từng được ghi nhận trong y văn Việt Nam. Nhiều tháng trước, bệnh nhân bị viêm loét miệng kèm tổn thương bỏng nước rải rác toàn thân.

Ngày 27-6, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thông tin về ca bệnh hiếm được các bác sĩ điều trị khỏi sau 7 tháng.

Trước đó, tháng 11-2023, nam thanh niên 19 tuổi, ở Thanh Hóa xuất hiện các vết loét trợt ở niêm mạc miệng và các mảng đỏ tím, bỏng nước rải rác toàn thân. Vào viện khám, bác sĩ phát hiện khối u lớn sau phúc mạc.

Nam bệnh nhân ổn định trong ngày xuất viện. Ảnh: Trần Minh

Nam bệnh nhân ổn định trong ngày xuất viện. Ảnh: Trần Minh

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Da liễu Trung ương và vào Bệnh viện Bạch Mai giữa tháng 12-2023. Dựa vào kết quả sinh thiết da, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hoại tử thượng bì nhiễm độc.

Đầu năm 2024, bệnh nhân được chẩn đoán Pempigus á u, kèm tình trạng sỏi niệu quản 2 bên, thể trạng suy kiệt, tổn thương trợt da chiếm gần 70% cơ thể; có u nguyên bào xơ cơ viêm.

Theo các bác sĩ, Pemphigus á u là bệnh lý hiếm gặp, chưa có trong y văn Việt Nam. Trên thế giới, tỉ lệ người mắc bệnh là 1/1 triệu người.

Dù được chỉ định phẫu thuật, nhưng do thể trạng yếu, bệnh nhân được cho ra viện để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, 3 ngày sau, bệnh tái phát.

Tháng 4 vừa qua, bệnh nhân xuất hiện các đợt bùng phát mới với biểu hiện sốt, trợt da tiến triển lan tỏa, loét niêm mạc miệng. Bệnh nhân phải thay huyết tương, điều trị dinh dưỡng, kháng sinh. Cuối tháng 5, nhận thấy thể trạng bệnh nhân đủ điều kiện, bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau gần 1 tháng điều trị, bác sĩ đánh giá lại toàn trạng và cho bệnh nhân ra viện.

Kết thúc quá trình điều trị, nam bệnh nhân được BHYT thanh toán gần 700 triệu đồng, gia đình đồng chi trả hơn 53 triệu đồng.

Tổn thương trợt hoại tử ghi nhận ở nam bệnh nhân pemphigus á u

Tổn thương trợt hoại tử ghi nhận ở nam bệnh nhân pemphigus á u

Theo các bác sĩ Pemphigus á u là bệnh lý hiếm gặp được cho rằng liên quan đến các tình trạng rối loạn tăng sinh lympho.

Trong một thống kê được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ xem xét trên 100.000 bệnh nhân mắc u lympho không Hodgkin và lơxơmi kinh dòng lympho thì có 12 trường hợp được ghi nhận mang những đặc điểm của pemphigus á u.

Bệnh được đặc trưng với các đặc điểm: Viêm loét miệng và tổn thương da đa dạng như bọng nước, tổn thương hồng ban, da có phản ứng viêm, xuất hiện khối u ác tính...

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.