Hai bệnh viện phối hợp cứu bé gái 3 tuổi bị ung thư hiếm gặp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một bé gái 3 tuổi không may bị ung thư âm đạo hiếm gặp. Dù đã phẫu thuật và hóa trị, trẻ tiếp tục phải xạ trị bằng kỹ thuật phức tạp, rất ít trung tâm thực hiện được. 

Ngày 25-6, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết đã phối hợp Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) thực hiện xạ trị áp sát thành công cho một bệnh nhi ung thư.

Theo đó, bé gái 3 tuổi (ngụ tỉnh Tuyên Quang) được chẩn đoán bị sarcôm cơ vân âm đạo rất hiếm gặp, vị trí bướu nằm sâu ở 1/3 trên âm đạo.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), trẻ được điều trị với phác đồ cập nhật nhất, phẫu thuật lấy phần lớn bướu, hóa trị 9 đợt nhưng vẫn còn tồn lưu bướu trên vi thể. Bệnh nhi quá nhỏ, vị trí bướu sâu, không thể phẫu thuật vì nguy cơ để lại rất nhiều di chứng. Lựa chọn tốt nhất lúc này là xạ trị áp sát khu trú vào nền bướu còn tồn lưu.

Chiều 9-5, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM. Các chuyên gia thống nhất phương án xạ trị áp sát. Xạ trị áp sát cho các bệnh nhi còn rất nhỏ là kỹ thuật cao và phức tạp, rất ít trung tâm y khoa trên thế giới có thể thực hiện.

Bệnh nhi ung thư âm đạo được xạ trị áp sát tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM

Bệnh nhi ung thư âm đạo được xạ trị áp sát tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM

Dựa vào kết quả MRI và CT scan, Bệnh viện Ung bướu TPHCM dùng kỹ thuật in 3D tạo ra bộ dụng cụ đặc biệt, phù hợp với cấu trúc giải phẫu của bé (bộ áp để cho nguồn phóng xạ đi vào). Sau quá trình chuẩn bị, bé gái được chuyển vào TPHCM.

Ngày 4-6, đội ngũ bác sĩ xạ trị, kỹ sư y vật lý, kỹ thuật viên xạ trị, ê kíp gây mê đã tiến hành xạ trị thành công lần đầu cho bệnh nhi. Theo liệu trình, bệnh nhi được xạ trị 9 đợt trong 5 ngày. Phương pháp này mang lại triển vọng giúp trẻ khỏi bệnh và rất ít để lại di chứng.

Theo Bệnh viện Ung bướu TPHCM, đây là ca xạ trị áp sát thứ 3 do 2 bệnh viện phối hợp thực hiện trong 2 năm qua. Sự phối hợp giữa các bệnh viện cũng như ứng dụng kỹ thuật cao sẽ mang đến cơ hội điều trị và chất lượng sống tốt nhất cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.