Mỹ muốn thử hạt nhân để khẳng định uy thế trước Nga, Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dự luật ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2021 cho thấy Mỹ muốn đẩy mạnh tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên trong vòng 30 năm qua nhằm gửi thông điệp cảnh báo đến Nga và Trung Quốc.

 

 Mỹ đã trang bị đầu đạn hạt nhân W76-2 mới cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II hồi tháng 2 - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Mỹ đã trang bị đầu đạn hạt nhân W76-2 mới cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II hồi tháng 2 - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ





Theo dự luật ngân sách quốc phòng 740,5 tỉ USD cho năm tài chính 2021 đang được thảo luận ở quốc hội trong tháng này, Mỹ sẽ dành ra 10 triệu USD để đẩy mạnh các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân nếu giới chức nước này xác định chúng là cần thiết.

Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Dân chủ ở Thượng viện và Hạ viện lên tiếng phản đối, cảnh báo việc tái khởi động thử hạt nhân có thể châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới, theo tờ The Washington Times.
Các quan chức chính phủ hồi tuần rồi khẳng định vẫn chưa có kế hoạch thử hạt nhân ngay lập tức. Tuy nhiên, họ vẫn để ngỏ khả năng này vì các báo cáo tình báo cho rằng Nga đã vi phạm các điều khoản của một hiệp ước đa quốc gia cấm thử hạt nhân nên Mỹ cần phải có sẵn biện pháp đáp trả.

Ngoài Nga, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton cảnh báo nguy cơ Trung Quốc đang mở rộng, nâng cấp và thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước nào. “Trung Quốc đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong khi Mỹ tự ràng buộc mình với những cam kết về kiểm soát vũ khí”, ông Cotton nói.

Cuộc thử hạt nhân cuối cùng của Mỹ là vào tháng 9.1992, năm cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống George H.W. Bush.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng Mỹ có thể sẽ phát triển những hệ thống vũ khí mới dùng cho gần 6.200 đầu đạn hạt nhân nhưng cảnh báo không có bằng chứng khoa học nào cho thấy cần phải khởi động lại thử nghiệm hạt nhân, theo The Washington Times. Họ lập luận rằng ngay cả khi Mỹ thử hạt nhân thì cũng không thể làm thay đổi chương trình hạt nhân của Nga, Trung Quốc hoặc bất kỳ đối thủ nào khác.

Hiện Mỹ và Nga vẫn là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới, với mỗi quốc gia sở hữu hơn 6.000 đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, được cho là có khoảng 300 đầu đạn hạt nhân.

Năm ngoái, Mỹ và Nga đã lần lượt rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung sau khi hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận. Bên cạnh đó, Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược năm 2010 (New START) giữa Washington và Moscow sẽ hết hạn vào tháng 2.2021. Theo New START, Mỹ và Nga triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân.

Các nhà đàm phán hai bên đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên, thảo luận về gia hạn New START tại thủ đô Vienna của Áo hồi tuần rồi. Mỹ muốn Trung Quốc ngồi vào bàm đàm phán về thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân nhưng Bắc Kinh luôn từ chối.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Cấm thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện năm 1996, Nga đồng ý không thực hiện bất kỳ cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân hay vụ nổ hạt nhân nào. Mỹ đã ký hiệp ước nhưng quốc hội nước này không phê chuẩn. Dù vậy, chính quyền nhiều đời tổng thống Mỹ đã tuân thủ hiệp ước này.

Trung Quốc không chính thức phê chuẩn hiệp ước nhưng tuyên bố tuân thủ các điều khoản. Riêng CHDCND Triều Tiên là quốc gia duy nhất tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong thế kỷ này và vấp phải sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Trong báo cáo thường niên đánh giá về việc các quốc gia tuân thủ những hiệp ước kiểm soát vũ khí, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Nga đã tiến hành các cuộc thử hạt nhân, vi phạm hiệp ước năm 1996. Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời bày tỏ “lo ngại” trước nguy cơ Trung Quốc có thể đang theo đuổi chương trình hạt nhân tương tự.

Theo Phúc Duy (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.