Mỹ lên tiếng về luật hải cảnh Trung Quốc ở biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19-2 bày tỏ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc có thể làm leo thang tranh chấp hàng hải và được Bắc Kinh kích hoạt nhằm thúc đẩy yêu sách phi pháp ở biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho hay Washington quan ngại về ngôn ngữ trong luật, rõ ràng gắn việc sử dụng vũ lực tiềm tàng, bao gồm cả vũ trang của hải cảnh Trung Quốc với việc thực thi các yêu sách của Trung Quốc cùng các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải đang diễn ra ở biển Đông và biển Hoa đông.

Ông Price cho rằng từ ngữ được sử dụng trong luật hải cảnh có ngụ ý mạnh mẽ luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc.

Ông Price nói thêm: "Chúng tôi lo ngại rằng Trung Quốc có thể viện dẫn luật mới này để khẳng định các yêu sách hàng hải phi pháp ở biển Đông, vốn đã bị phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ".


 

 Tàu hải cảnh Trung Quốc được cho là trang bị vòi rồng 76mm. Ảnh: Kyodo
Tàu hải cảnh Trung Quốc được cho là trang bị vòi rồng 76mm. Ảnh: Kyodo


Theo ông Price, Mỹ tái khẳng định tuyên bố hồi tháng 7 năm ngoái rằng Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo đã bác các yêu sách của Trung Quốc là "hoàn toàn phi pháp".

Phát ngôn viên Mỹ cho biết Mỹ giữ vững lập trường trong các cam kết liên minh với Nhật Bản và Philippines. Trước đó, Ngoại trưởng Antony Blinken cũng bày tỏ quan ngại về luật hải cảnh của Trung Quốc trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Toshimitsu Motegi.

Hồi tháng trước, Philippines gửi công hàm phản đối luật hải cảnh Trung Quốc sau khi nó được thông qua. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin cũng gọi đây là lời đe dọa chiến tranh với bất cứ quốc gia nào từ chối đạo luật.

Luật mới cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng "tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa từ các tàu nước ngoài". Luật hải cảnh của Trung Quốc nêu các trường hợp lực lượng này có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau, gồm vũ khí cầm tay, vũ khí được phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Luật này còn cho phép thành viên lực lượng được phá công trình mà "nước khác xây dựng trên các bãi đá ngầm" và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc đơn phương đưa ra yêu sách chủ quyền. Luật này cũng cho phép hải cảnh Trung Quốc thiết lập tạm thời các vùng cấm di chuyển để ngăn tàu thuyền và người xâm nhập.

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, Washington thực hiện một loạt động thái ở biển Đông như điều tàu sân bay vào khu vực, thực hiện hoạt động tự do hàng hải, báo hiệu cho Trung Quốc rằng Washington sẽ duy trì chính sách cứng rắn của người tiền nhiệm.

Trong một diễn biến khác, Pháp điều hai tàu chiến đến biển Đông, động thái nhằm củng cố lập trường phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc và gia tăng sự hiện diện ở khu vực.

Theo tờ South China Morning Post, Hải quân Pháp hôm 19-2 thông báo tàu đổ bộ tấn công Tonnere và tàu khu trục Surcouf đã rời cảng Toulon và đang trên đường tới Thái Bình Dương.

Các tàu chiến của Pháp sẽ đi vào biển Đông hai lần và tham gia cuộc tập trận với quân đội Mỹ và Nhật Bản vào tháng 5 tới.

Thuyền trưởng Arnaud Tranchant, chỉ huy tàu Tonnerre, cho biết Hải quân Pháp sẽ đóng vai trò củng cố quan hệ đối tác của nước này với các nước trong nhóm Quad, gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Mỹ.

Hồi tuần trước, tàu ngầm hạt nhân tấn công Emeraude và tàu hỗ trợ Seine của Pháp cũng đi qua biển Đông.

Hải quân Pháp từng đưa tàu chiến tới biển Đông trong các năm 2015 và 2017. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định động thái mới nhất là dấu hiệu cho thấy Paris muốn tăng cường hiện diện và can dự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

 

Theo Xuân Mai (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.