Mùng 2 đi chợ đầu Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chợ đầu xuân diễn ra vào sáng mùng 2 Tết với những thao tác mua bán đơn giản, nhanh chóng nhưng rất thân tình giữa người và người. Chợ không kéo dài mà kết thúc khá sớm, dù còn hàng hay đã hết, mọi người vẫn vui vẻ vì đầu xuân được gặp gỡ và trao gửi tài lộc cho nhau. Hi vọng một năm mới tràn đầy hạnh phúc và may mắn đến với mọi nhà.

Người mua- người bán thân tình, cởi mở trong phiên chợ đầu năm. Ảnh: Trần Dung
Người mua- người bán thân tình, cởi mở trong phiên chợ đầu năm. Ảnh: Trần Dung

Sáng mùng 2 Tết-các khu chợ nhóm họp tại nhiều địa điểm trong địa bàn TP. Pleiku bắt đầu hoạt động. Trái với cảnh mua bán náo nhiệt thường ngày là không khí vui vẻ, gần gũi của kẻ bán, người mua.

Khoảng 7 giờ sáng, dạo quanh các khu chợ nhỏ lẻ tại TP. Pleiku như: Trung tâm thương mại Pleiku, đường Hai Bà Trưng, đường Hùng Vương, chợ Bà Định, chợ Trà Bá… chúng tôi nhận thấy các mặt hàng bày bán chủ yếu là nông sản thực phẩm của người dân địa phương như rau, củ, quả… đặc biệt là hoa và các loại trái cây như đu đủ, xoài, mãng cầu hay vài buồng cau, xấp lá trầu… Tất cả họ đều muốn đem đến bán lấy hên đầu năm, mong sao có được một năm mua bán thuận hòa.

Đầu năm mua bán trầu cau- biểu tượng cầu may tài lộc cho năm mới. Ảnh: Trần Dung
Đầu năm mua bán trầu cau- biểu tượng cầu may tài lộc cho năm mới. Ảnh: Trần Dung

Không cần phải dựng sạp, kê bàn ghế để bày hàng hóa, người bán chỉ cần đựng hàng của mình vào những mảnh nilon được trải sẵn hay những rổ rá, xô chậu… Họ nối nhau thành dãy dài nói cười vui vẻ mời đón người mua. Theo bà Trịnh Thị Hải (người bán hàng trước Trung tâm Thương mại Pleiku) thì: “Sáng mùng 2 Tết là ngày đẹp để mở đầu một năm buôn bán thuận lợi và may mắn. Việc mua-bán không nặng tính kinh doanh, ai có gì thì đem ra chợ bán thứ đó. Một vài bó hoa tươi, một ít trầu cau, bao muối hay rau trái… đều có thể tham gia bán hàng trong ngày này. Hàng hóa ở chợ không còn gọi theo những cái tên vốn có của nó như hoa cúc, bông cải, trái cau… nữa mà chúng được gọi chung là lộc đầu năm”.

Một vài người mua ít rau, củ về cải thiện bữa ăn trong những ngày Tết. Ảnh Trần Dung
Một vài người mua ít rau, củ về cải thiện bữa ăn trong những ngày Tết. Ảnh: Trần Dung

Chợ đầu xuân không có sự thách trả, tranh cãi như thường ngày mà cảnh mua bán ở đây rất dễ chịu. Chị Nguyễn Thị Hà (Phường Yên Thế-TP. Pleiku) chia sẻ: “Đầu năm, biết mọi người đi chợ sẽ mua một ít muối, trầu cau để cầu mong sự may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho gia đình nên tôi cũng tranh thủ sắm một ít ở nhà để đem ra bán lấy lộc đầu năm. Cảnh chợ đầu xuân năm nào cũng vui và thân mật, chúng tôi đến chào nhau lời chúc đầu năm mới, còn buôn bán được nhiều hay ít không quan trọng”. Còn với chị Mến (xã Trà Đa-TP. Pleiku) thì “Năm nào cũng vậy, cứ sáng mùng 2 Tết là tôi lại cắt một ít hoa lay ơn trong vườn đem ra chợ bán. Hi vọng may mắn sẽ đến với nghề buôn bán của mình”.

Những bó chè xanh tươi mới được người bán gói ghém cẩn thận trao cho khách. Ảnh Trần Dung
Những bó chè xanh tươi mới được người bán gói ghém cẩn thận trao cho khách. Ảnh: Trần Dung



Người mua đến với chợ đầu xuân không phải thiếu hàng hóa trong những ngày Tết mà là muốn đem về cho gia đình một ít lộc đầu năm. Có lẽ đắt hàng nhất vẫn là hàng trầu cau-biểu tượng cầu may cho năm mới. Đi chợ từ rất sớm, chị Trần Thị Hải Minh (Phường Thống Nhất-TP. Pleiku) tìm mua được một mớ trầu cau tươi ngon, chị vui vẻ nói: “Đầu năm tôi dạo chợ để đem ít lộc xuân về nhà. Không khí ở chợ cũng vui và khác hẳn ngày thường”. Bên cạnh đó, cũng có không ít những khách hàng chọn mua rau, củ quả. Bởi trong những ngày Tết, họ muốn mua một ít rau xanh để cải thiện bữa ăn cho gia đình.

Chợ đầu xuân không có sự thách trả, tranh cãi như thường ngày mà cảnh mua bán ở đây rất dễ chịu. Ảnh: Trần Dung
Chợ đầu xuân không có sự thách trả, tranh cãi như thường ngày mà cảnh mua bán ở đây rất dễ chịu. Ảnh: Trần Dung

Điều đặc biệt ở chợ xuân đầu năm là từ người bán đến khách hàng đều tươi tắn trong quần áo mới, gương mặt phấn khởi nói cười. Tất cả họ cùng trao đổi mua bán với nhau bằng những câu thân tình “Chúc mừng năm mới”, “Phát tài phát lộc”, “Vạn sự như ý”…

Nụ cười thân thiện của người bán trong phiên chợ đầu năm. Ảnh: Trần Dung
Nụ cười thân thiện của người bán trong phiên chợ đầu năm. Ảnh: Trần Dung

Đi chợ đầu năm, có cảm giác như những xô bồ, náo nhiệt thường ngày bị xua tan mà thay vào đó là sự ấm áp từ nhờ những lời chúc yêu thương, những cái bắt tay thân tình, những trao đổi mua bán nhẹ nhàng.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null