Mùa vàng trên biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày này, các cánh đồng của huyện Chư Prông đã được khoác lên mình “chiếc áo” vàng rực của lúa chín. Dưới tiết trời nắng nóng, bà con đang khẩn trương thu hoạch lúa trong tâm trạng phấn khởi. Từng bông lúa trĩu hạt, vàng óng lần lượt theo chân người dân về nhà.

 Cánh đồng lúa của bà con làng Đút, xã Ia Lâu năm nay bội thu nhờ được chủ động nguồn nước tưới. Ảnh: H.T
Cánh đồng lúa của bà con làng Đút, xã Ia Lâu năm nay bội thu nhờ được chủ động nguồn nước tưới. Ảnh: H.T

Phấn khởi nhất có lẽ là nông dân xã Ia Lâu bởi năm nay, bà con nơi đây lại đón thêm một vụ mùa bội thu. Ngay từ sáng sớm, trên các cánh đồng của xã đã rộn ràng tiếng máy gặt, tiếng bà con chuyện trò. Cùng chúng tôi ra đồng, ông Nguyễn Đức Tuyên-Chủ tịch UBND xã Ia Lâu cho biết: Vụ Đông Xuân năm nay, toàn xã gieo sạ được 310 ha lúa. Do gieo sớm so với lịch thời vụ gần 1 tháng và chủ động được nguồn nước tưới nên lúa phát triển tốt, chín sớm. Năng suất lúa đạt cao, bình quân 6,5-7 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt 9-11 tấn/ha.  

Cũng theo ông Tuyên, các thôn Phố Hiến, Bắc Thái có năng suất lúa đạt cao nhất xã do người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trồng lúa. Bốc từng bao lúa lên xe, ông Nguyễn Đức Sáng (thôn Bắc Thái) vui mừng cho biết: “Năm nay, nhờ Xí nghiệp Thủy nông huyện cấp nước tưới đều theo lịch nên nguồn nước ít bị thất thoát. Đặc biệt, giai đoạn trổ đòng cây lúa vẫn được cấp nước dồi dào nên phát triển khỏe mạnh, bông lúa dài và hạt chắc. Nhiều hộ đạt gần10 tấn/ha, riêng nhà tôi sạ 2,3 ha lúa cũng thu được 18 tấn”.

Ngoài những thuận lợi nói trên thì năm nay, nhờ được cán bộ xã tích cực hướng dẫn kỹ thuật mà năng suất lúa của người dân làng Đút, làng Tul (xã Ia Lâu) cũng đạt cao. Nhìn những bông lúa trĩu hạt, ông Rơ Mah Bác (làng Đút) phấn khởi cho biết, khoảng 3 ngày nữa gia đình ông mới bắt đầu thu hoạch 1,4 ha lúa. “Năm nay, nhờ sử dụng giống lúa mới DV108 theo hướng dẫn của cán bộ xã mà năng suất đạt cao, ít nhất gia đình sẽ thu được 9,8 tấn, cao hơn năm ngoái khoảng 4,8 tấn. Hơn nữa, lúa chín đều nên nếu đổi công được thì gia đình chỉ mất 2 ngày thu hoạch là xong”-ông Bác cho biết.

Ngoài xã Ia Lâu, tại các xã Ia Piơr, Ia Băng, Ia Bang, bà con nông dân cũng đang phấn khởi vì năm nay lúa không những tránh được hạn mà còn cho năng suất tương đối cao. Đặc biệt, tại xã Ia Piơr, nhờ nguồn nước tưới dồi dào từ suối Đục, cộng với việc bơm nước tưới đều đặn của Xí nghiệp Thủy nông huyện, cánh đồng lúa rộng 134,5 ha của xã phát triển tốt. Anh Hà Văn Tin-cán bộ nông nghiệp xã Ia Piơr cho biết: Những năm trước, do gieo muộn nên đa phần các ruộng lúa thường thiếu nước vào cuối vụ dẫn đến năng suất đạt không cao. Năm nay, theo chỉ đạo của huyện, xã đã tập trung hướng dẫn người dân gieo sạ sớm; đồng thời, quán triệt cho bà con không mở rộng diện tích gieo trồng tràn lan, đặc biệt là ở những diện tích trên cao. Bên cạnh đó, Xí nghiệp Thủy nông huyện cũng điều chỉnh lịch tưới nước đều đặn nên lúa phát triển khỏe mạnh và cho năng suất bình quân 5,5 tấn/ha.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông cho biết: Rút kinh nghiệm vụ Đông Xuân 2015-2016, năm nay, huyện chỉ đạo các xã triển khai cho bà con gieo sạ sớm so với lịch thời vụ ít nhất 15 ngày. Đồng thời, không gieo trồng hoặc chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng khác đối với diện tích thiếu nước. Bên cạnh đó, huyện đã hỗ trợ 18 tấn lúa giống ngắn ngày, có năng suất cao, chịu hạn tốt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số gồm HT1, OM4900, IR64… và khuyến cáo bà con giảm lượng hạt giống gieo sạ trên một đơn vị diện tích để nâng cao năng suất, chất lượng lúa. Ngoài ra, các xã chủ động đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật hướng dẫn nhân áp dụng các quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt quy trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa. Song song với đó, Xí nghiệp Thủy nông huyện cũng điều tiết nước phù hợp, không để nơi thừa, nơi thiếu nên cây lúa phát triển tương đối đều. Trong số 1.103 ha lúa gieo trồng vụ Đông Xuân 2016-2017, chỉ có khoảng trên 10 ha nằm ở các khu vực rìa thuộc xã Ia Băng, Ia Bang bị giảm năng suất do thiếu nước, số còn lại năng suất đạt khá, bình quân 4,47 tấn/ha, tăng 1,07 tấn/ha so với vụ Đông Xuân trước.

 Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.