Mùa họp lớp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm nọ, mấy người bạn cùng lớp 9 năm 1969 mời cà phê để bàn về chuyện họp lớp năm nay. À, đã qua tháng 10 rồi, từ giờ đến cuối năm sẽ tất bật thu xếp để đi... họp lớp. Tất bật bởi cứ theo lớp, theo khối, theo trường và cả liên trường nữa thì sẽ có không dưới 5 cuộc gặp mặt từ bây giờ đến hết năm.
Cứ xem một đời người được định mức thời gian là 60 năm như nhạc sĩ Y Vân đã viết (ca khúc “60 năm cuộc đời”) thì ra chừng cũng ngắn ngủi lắm. Đã vậy, cái tâm trạng sống còn bị chia 3 rất rõ nét mà chẳng ai có thể cưỡng lại được. 20 năm đầu người ta sống và chuẩn bị cho tương lai; 20 năm tiếp theo thì bon chen, vật lộn cho hiện tại để rồi 20 năm cuối đời lại ngẫm, kiểm điểm và sống lại những gì đã qua trong quãng đời trước đó. Quá khứ của một thời cắp sách sẽ trở lại làm người ta tiếc nuối và mong muốn tái hiện. Có những câu chuyện, những sự kiện dù muốn hay không vẫn cứ hằn sâu trong ký ức.
Học trò của Pleiku thân thương có một truyền thống thật đáng yêu, không biết có phải do một nơi chốn “đi dăm phút đã về chốn cũ”, “Phố xá không xa nên phố tình thân” mà hễ ai đã từng gắn bó với Phố núi thì dù có đi đâu chăng nữa, xa cách mấy đi chăng nữa cũng không thể dứt tình.
Tranh minh họa
Tranh minh họa
Những người thuộc thế hệ 5X, 6X khắp nơi đua nhau họp lớp, họp khối, họp trường, nhưng gặp mặt thầy cô, bạn bè liên trường thì có lẽ chỉ có ở Pleiku. Năm kia, hơn 600 người từng là học sinh, gần 70 thầy cô từng đứng trên bục giảng từ 40 năm trước ở khắp nơi trong cả nước (kể cả những người đã định cư ở nước ngoài) đã lại gặp nhau tại Pleiku. Đó là lần họp mặt thứ 3.
Khuynh hướng làm sống lại một thời cắp sách của thế hệ này rất mạnh mẽ, tất cả như òa vỡ trong mỗi lần gặp mặt. Đám học trò cũ bỗng hồn nhiên “như thật”, ríu rít bên thầy cô, tranh nhau hỏi han, xúc động lắm! Các thầy cô chẳng giấu được ngấn lệ cùng trò mà có đứa tóc còn trắng hơn tóc thầy. Học trò cũng thế, những khuôn mặt lặng đi khi biết một người bạn năm nay không có mặt vì đã mất sau cơn bạo bệnh.
Hôm ấy, chúng tôi đã chứng kiến cuộc tái ngộ của 2 người bạn tưởng chừng không bao giờ gặp lại nhau sau 43 năm. Cả 2 ngỡ ngàng vì đã từng nghĩ về nhau rằng “chắc nó mất rồi” do cái sự biệt vô âm tín quá lâu. Thật ra, họ vẫn cùng sinh sống và làm việc trong thành phố này, nơi cư trú cách nhau không quá… 1 cây số!
Thời áo trắng ấy với biết bao nhiêu kỷ niệm, đâu chỉ với sân trường, hàng phượng vĩ, những buổi trốn học, những trò chơi nghịch ngợm của đám học trò chỉ xếp sau ma quỷ. Tất cả đều được gắn liền với từng khung cảnh cụ thể.
Khi ký ức ùa về, trở lại trường xưa, lang thang trên những con đường, góc phố quen ngày ấy, lòng không thể không ngậm ngùi nhớ, mà cái nuối tiếc đến xé lòng ấy nó ích kỷ lắm. Một nữ sinh Bồ Đề ngồi nhâm nhi ly cà phê trước căn nhà cũ của mình, rơm rớm nước mắt kể lại bao buồn vui, tiếc đến quay quắt 2 cây thông già trước nhà. Một nữ sinh Plei Me trở lại ngôi trường xưa, giờ đã thay đổi nhiều, trường lớp khang trang, bóng mát rợp sân trường, nhưng vẫn cứ thốt lên rằng tôi thích cái bụi mù mịt, cái màu đỏ của bùn bết lên tường lớp và cái chang chang nắng mỗi trưa đến trường...
Các thế hệ sau này cũng có những buổi họp lớp sau khi ra trường, vào đời với mỗi người một ngã rẽ. Mỗi năm họ lại tìm đến nhau như một sự kiện tổng kết, nó hơi khác với ý nghĩa hội ngộ của những thế hệ trước đó. Người mang đến buổi tái ngộ đồng môn niềm tự hào vì những thành công trên đường đời, người nhìn quanh rồi âm thầm ngậm ngùi, mặc cảm vì sự thua kém. Dù sao thì đó cũng là thực tế của đời sống.
Họp lớp hay những sự kiện tương tự dù vẫn còn ý kiến này nọ, nhưng với tôi nó là một nét đẹp, có ý nghĩa “ôn cố tri tân” cho những ai đã từng qua một thời cắp sách đến trường.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null