“Mua chui” gần 26% cổ phần, một cá nhân bị phạt 125 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt một cổ đông của Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng 125 triệu đồng và buộc phải giảm tỷ lệ sở hữu vì “mua chui” gần 26% cổ phần.

Cụ thể, ngày 8-10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 1081/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thương Huyền vì đã mua 7.009.378 cổ phiếu của Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng (mã chứng khoán: SHG) (tương ứng 70.093.780.000 đồng theo mệnh giá) vào ngày 28-7-2023 dẫn đến thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch tăng từ 0% lên 25,96% nhưng không đăng ký chào mua công khai với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

anh-minh-hoa-5071.jpg
Ảnh minh họa

Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước buộc bà Nguyễn Thương Huyền từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm; buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng (địa chỉ 70 An Dương, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng. Lĩnh vực kinh doanh chính là thi công xây dựng các công trình dân dụng, hạ tầng công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.