Mùa cà phê chín đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.

Niên vụ trước, giá cà phê ở mức cao đã giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập tốt và có tích lũy. Tiếp đà giá tăng trưởng, thời điểm này đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng giá đã lập đỉnh trên 130 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục, tăng khoảng gấp đôi so với năm ngoái và tăng khoảng 3 lần so với những năm trước kia.

1.jpg
Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh. Ảnh: Vũ Thảo

Niềm vui rạng rỡ hiện hữu trên gương mặt của nhà nông. Năm nay chính thức bà con nông dân được hưởng lợi trọn vẹn về giá. Giá tăng cao 2 năm liền giúp người nông dân làm cà phê có tích luỹ và có niềm tin hơn vào tương lai của ngành cà phê.

9.jpg
Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của bà con nông dân. Ảnh: Vũ Thảo

Nếu mọi năm, vườn cà phê phải đạt độ chín nhiều mới tiến hành thu hoạch, thì năm nay do giá đang ở mức rất cao nên bà con nông dân tập trung hái lựa quả chín.

8.jpg
Ảnh: Vũ Thảo
13.jpg
Ảnh: Vũ Thảo
anh-vt.jpg
Ảnh: Vũ Thảo
anh-vu-thao.jpg
Bà con nông dân trải bạt dưới từng gốc cà phê để thu hái. Ảnh: Vũ Thảo

Để đảm bảo chất lượng cà phê sau thu hoạch, các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn và khuyến cáo bà con nên thu từng đợt, chỉ nên hái những cây đạt tỷ lệ chín từ 70% trở lên.

25.jpg
Ảnh: Vũ Thảo
7.jpg
Thông thường việc thu hoạch thường chia thành 2-3 đợt trong mỗi vụ, kéo dài khoảng 1 tháng. Ảnh: Vũ Thảo

Năm nay, vườn cà phê của gia đình ông Uê (làng Tuơh Klah, xã Glar, huyện Đak Đoa) chín muộn hơn. Thời điểm này, gia đình ông đang thu hái lựa quả chín đợt 1. Với 4 ha làm theo tiêu chuẩn 4C, ước tính năng suất vụ này đạt khoảng 4 tấn/ha, sản lượng đạt 16 tấn. Hiện nay, tỷ lệ thu hoạch toàn vườn của gia đình ông đạt khoảng 30%.

12.jpg
Ông Uê (làng Tuơh Klah, xã Glar, huyện Đak Đoa) đang thu hái cà phê. Ảnh: Vũ Thảo
11.jpg
Ảnh: Vũ Thảo

Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh với diện tích hơn 106.400 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh hơn 94.270 ha; năng suất bình quân đạt 33,1 tạ/ha, sản lượng khoảng 312.100 tấn. Toàn tỉnh có khoảng 46.000 ha cà phê được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, 4C, Rainforest, Organic…

5.jpg
Cà phê thu hái đạt tỷ lệ quả chín khoảng 70%. Ảnh: Vũ Thảo

Với giá bán cao như hiện nay, sau khi trừ chi phí mỗi ha cà phê người nông dân có thể thu về lợi nhuận 300-400 triệu đồng/ha (tùy vào năng suất mỗi vườn).

14.jpg
Ảnh: Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Đ.M.P

Một lần thăm trại thương binh

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị.