Một phần ký ức xứ Lan Xang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Lời Tòa soạn: Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang thăm chính thức Việt Nam, đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 6 đến 7-1.

Nhân dịp này, chúng tôi giới thiệu bài viết của tác giả Đoàn Minh Phụng về những chuyến công tác tại Lào.

“Tha phương cầu thực”

Giữa tháng 6-2008, trong chuyến đi tác nghiệp, trên đường từ Lào sang Thái Lan, đoàn công tác của Báo Gia Lai bất ngờ khi hướng dẫn viên đưa đến tham quan chợ Đông Dương. Ở đây, phần lớn bà con buôn bán là người Việt Nam. Nghe chúng tôi nói tiếng Việt, nhiều người rất mừng và hỏi thăm chuyện ở quê nhà. Nhiều người có đến 20-30 năm, thậm chí hơn thế nữa mà chưa một lần về nước.

Qua những câu chuyện xã giao thì biết, không chỉ ở chợ Đông Dương, mà rất nhiều nơi vùng Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan cho tới thời điểm ấy có nhiều người Việt sang đầu tư, làm ăn, kinh doanh dịch vụ, có nhiều người sang đã khá lâu, từ thời Pháp thuộc. Mấy lần sau trở lại, tôi gặp khá nhiều bà con người Việt sinh sống ở đây.

Anh Lưu Minh Điều, quê Thái Nguyên sang Luang Phrabang (Lào) từ năm 2010, anh thuê đất, xây nhà hàng, khách sạn lấy tên Việt Nam: Hoa Ban.

Anh Điều cho biết, từ ngày sang Luang Phrabang, anh luôn được chính quyền sở tại và người dân Lào cũng như bà con người Việt Nam sang những năm trước, nhất là Hội Người Việt ở đây giúp đỡ, nên công việc làm ăn sinh sống, nhất là trong chuyện sản xuất kinh doanh rất thuận lợi. Anh khoe với chúng tôi, cố đô Luang Phrabang là nơi rất đáng sống, người dân ở đây rất thân thiện, mến khách, thiên nhiên, phong cảnh hữu tình.

Cũng như anh Điều, nhiều bà con người Việt sang thủ đô Vientiane, hay tỉnh Champasak, Attapeu, Sekong... cũng nhận được sự giúp đỡ của chính quyền, tạo nhiều điều kiện để bà con có cơ hội đầu tư, kinh doanh, sản xuất. Người được coi là giàu nhất Champasak tại thời điểm đó lại là bà Dao Huang (Đào Hương), người gốc Huế.

Được biết, để có một doanh nghiệp lớn, làm ăn phát đạt, vốn bà Đào Hương cũng là một trong những người mua bán nhỏ lẻ và rất khó khăn, phải làm thuê kiếm sống qua ngày. Người dân Champasak bảo bà Đào Hương luôn gặp may mắn trên con đường sản xuất kinh doanh.

Tên Việt của bà là Lê Thị Lượng, còn Dao Huang là do người Lào đặt cho. Bởi theo tiếng Lào, nó có ý nghĩa là một “ngôi sao sáng” cho nên bà luôn được mọi người yêu quý, tôn trọng, hỗ trợ, giúp đỡ trên con đường lập nghiệp ở xứ sở Triệu Voi.

Chị Nguyễn Thị Bé, quê ở Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, sang Champasak từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, lấy chồng người Lào, mua bán tạp hóa ở chợ Pakse. Chợ này là do bà Đào Hương đầu tư xây dựng sau lần chợ bị cháy rụi.

Chị Phạm Thị Kim Thúy, người Đà Nẵng, cũng sang Pakse đã trên 8 năm, làm nghề mua bán nhỏ. Nói chung, nhiều người Việt sang Pakse làm đủ nghề, vất vả nhưng hầu hết là đủ sống, nuôi gia đình và có ít nhiều làm của để dành, gửi về quê cho người thân...

Các chị cho biết, thuê chỗ trong chợ của bà Đào Hương giá cả phải chăng nên kinh doanh cũng có lời khá hơn ở nơi khác.

Chúng tôi còn gặp khá nhiều người Việt Nam hành nghề mua bán ở chợ, vỉa hè, đường phố, các tụ điểm đông khách du lịch, nhà hàng... Trong đó có chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc, đem theo con nhỏ từ Hà Tĩnh sang bán... kem cây tại các điểm có đông khách du lịch ở Vientiane.

Hỏi chuyện mua bán như thế có đủ nuôi sống 2 mẹ con không, thì chị cười rất tươi, bảo tính ra tiền Việt Nam thì mỗi ngày cũng lời được 200-250 ngàn đồng; ăn uống, trả tiền thuê chỗ ở, mua sắm lặt vặt cho cuộc sống hàng ngày, hàng năm cũng tích cóp được một ít gửi về cho gia đình. Hỏi chuyện có khó dễ trong việc đăng ký lưu trú, thì nhiều người Việt mà tôi gặp đều nói, ở với bà con người Lào hiền lành, hiếu khách, họ giúp đỡ nhiều lắm.

Trung tuần tháng 8 và tháng 9-2015, thêm 2 lần tôi đến Vientiane. Nghỉ ở Khách sạn Lane Xang, đêm xuống, con đường lớn trước mặt khách sạn, bên dòng Mê Kông hiền hòa xanh biếc, tôi ngắm cảnh bà con họp chợ.

Ở chợ, rất nhiều người Việt Nam mua bán đủ các loại hàng hóa, chủ yếu là hàng có xuất xứ từ Việt Nam; đồ ăn, thức uống của Lào cũng phong phú, giá cả phải chăng.

Làng SEA Games ngày ấy

Chuyến đi hồi tháng 6-2014, chúng tôi được các anh lãnh đạo ở Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đưa trở lại thăm làng SEA Games do Tập đoàn tài trợ 4/19 triệu USD để xây dựng, phục vụ cho SEA Games 25, năm 2009.

Công trình này được chính thức khởi công ngày 12-7-2008 và hoàn thành đưa vào phục vụ đúng 1 năm sau, ngày 12-7-2009, rộng đến 37.000 m2, diện tích sàn xây dựng 42.000 m2, với 8 tòa nhà cao 5 tầng, 1 dãy nhà ăn phục vụ 1.500 người cùng lúc. Sau khi phục vụ cho SEA Games 25, công trình trở thành ký túc xá dành cho sinh viên Đại học Quốc gia Lào.

Chị Lienxang-Phó Trưởng ban Quản lý ký túc xá rất vui khi chúng tôi ghé thăm. Chị nói tiếng Việt chưa rành nhưng cũng đủ vốn để tiếp chuyện trực tiếp với chúng tôi. Trong số trên 2.000 sinh viên khi đó đang lưu trú ở đây, có trên 100 em là người Việt. Chị Lienxang bảo các em sinh viên người Việt Nam đang học ở đây rất hiền, ngoan, chăm học và học khá giỏi.

Chị còn cho biết, công trình sau nhiều năm sử dụng cũng đã có một số hạng mục xuống cấp, đã nhiều lần sửa chữa khá tốn kém, nhưng cũng phải làm, bởi đây là một công trình có ý nghĩa trong mối quan hệ, hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam-Lào nói chung và giữa Tập đoàn HAGL với thủ đô Vientiane nói riêng.

Tôi đưa mắt quan sát những tòa nhà đồ sộ, bề thế trong một khuôn viên nhiều cây xanh và hoa, được quy hoạch bài bản, chi tiết, rất hợp lý cho một ký túc xá dành cho sinh viên.

Còn nhớ, làng SEA Games ở Vientiane được Tập đoàn HAGL ngoài tài trợ ra còn cho bạn mượn số tiền lớn để đầu tư. Công trình xây trong một thời gian ngắn, rất khẩn trương, nó được quy hoạch liền kề khu Đại học Quốc gia Lào.

Chỉ riêng diện tích của khu ký túc xá đã lên đến 4 ha, nằm trong tổng thể một khu vực có thể nói là... như rừng nguyên sinh; đường phân lô rất đẹp, khuôn viên xanh-sạch-đẹp; đường đi lối lại đã thảm nhựa, lát đá theo một quy hoạch chi tiết, bài bản.

Biết chúng tôi là khách đến từ Gia Lai của Việt Nam, chị Lienxang rất tự hào về nơi mà một doanh nghiệp lớn từ TP. Pleiku đầu tư giúp Lào có cơ sở hiện đại này, tự hào về Việt Nam, về HAGL.

Chúng tôi chia tay khu ký túc xá cùng chị Lienxang trong buổi cuối ngày lên lớp của các em sinh viên đại học, với trang phục áo trắng, váy Lào cho nữ và quần xanh đen, áo sơ mi trắng cho nam, chúng hòa lẫn trong khuôn viên rừng xanh, cỏ xanh, cây xanh, đủ sắc màu của hoa, của lá, tạo nên khung cảnh đẹp đến nao lòng khách lạ.

Trở lại chuyện “tha phương cầu thực”, một điều đáng mừng là bà con người Việt Nam sang Lào đều được chính quyền nước bạn tạo điều kiện thuận lợi để dễ tìm việc làm, chủ yếu là những việc mà bà con người Lào ít làm; ngoài ra, ở nhiều địa phương đã có Hội Người Việt ở Lào, được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam giúp đỡ mọi người có nơi gặp gỡ trong các dịp lễ, Tết của nước nhà.

Tết Nguyên đán và Quốc khánh 2-9 hàng năm, tại cố đô Luang Phrabang, lãnh đạo của Lãnh sự quán ở đây đều tổ chức gặp mặt đại diện bà con người Việt. Được biết, khi xa Tổ quốc sang Lào, nhiều người Việt rất chăm chỉ làm lụng, luôn chấp hành các quy định pháp luật của nước bạn.

Tình cờ gặp anh Thái Văn Sâm ở một nhà hàng, anh bảo trước đây anh là công nhân làm ở Nhà máy Thủy điện Sê San 4, rồi nghỉ việc sang buôn bán bên Lào đã hơn chục năm rồi.

Anh là người Nghệ An, rất sành tiếng Lào, anh cũng hay về quê, nên anh hứa “với đồng hương” rằng, khi nào tôi muốn một mình sang Luang Phrabang hay các tỉnh Bắc Lào, gọi điện cho anh, anh sẽ hướng dẫn. Và tôi đã nhận lời!

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Chư Pưh tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

Chư Pưh tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn vốn của Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025), huyện Chư Pưh đã triển khai các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo liên kết sản xuất để từng bước vươn lên thoát nghèo.