Một doanh nghiệp mới thành lập với vốn "khủng" 144 ngàn tỉ đồng, vượt nhiều "ông lớn"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Công ty có địa chỉ tại một thôn thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội đăng ký thành lập mới với số vốn 144 ngàn tỉ đồng (6,3 tỉ USD), 59 ngành nghề kinh doanh như xây dựng, bất động sản, vận tải, buôn bán máy móc thiết bị, buôn bán kim loại, quặng... thậm chí là kinh doanh cả chăn, ga, gối nệm.



Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong tháng 1-2020, một doanh nghiệp (DN) đã đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 144.000 tỉ đồng (tương đương 6,3 tỉ USD).

Với số vốn đăng ký này, nếu như góp đủ, thì DN này sẽ lọt vào danh sách số ít những DN có vốn điều lệ trên 100.000 tỉ đồng tại Việt Nam. Hiện nay, các DN có vốn điều lệ trên 100.000 tỉ đồng tại nước ta còn khá ít, mới có 5 DN, gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (PVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel; bên cạnh đó là 2 doanh nghiệp FDI là Formosa Hà Tĩnh và Vietnam Beverage.


 

Một DN thành lập mới có vốn điều lệ
Một DN thành lập mới có vốn điều lệ "khủng" với 144.000 tỉ đồng


Theo tìm hiểu của phóng viên, công ty vừa đăng ký thành lập vào ngày 17-1-2020 là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC. Công ty có trụ sở chính ở thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.

Công ty này đăng ký 59 ngành, nghề kinh doanh như xây dựng, bất động sản, vận tải, buôn bán máy móc thiết bị, buôn bán kim loại, quặng... thậm chí là kinh doanh cả chăn, ga, gối nệm.

Doanh nghiệp có vốn đăng ký 144.000 tỉ đồng còn đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục từ cấp mẫu giáo đến đào tạo Đại học, đào tạo Thạc sĩ, đào tạo Tiến sĩ.

Người đại diện pháp luật của công ty là ông Trần Gia Phong (SN 1979), chỗ ở hiện tại là huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Công ty được thành lập với 3 cổ đông, gồm bà Kim Thị Phương (trú tại Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) góp 43.200 tỉ đồng, chiếm 30%. Ông Nguyễn Hoàn Sơn (trú tại Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) chiếm 40% vốn điều lệ với 57.600 tỉ đồng

Cổ đông cuối cùng và cũng là người đại diện pháp luật của công ty là ông Trần Gia Phong, góp 43.200 tỉ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ.

Trao đổi báo chí, đại diện Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết đã khoanh vùng, theo dõi chặt chẽ, giám sát quá trình góp vốn theo số vốn đã đăng ký của doanh nghiệp này.

Về số vốn đăng ký 144.000 tỉ đồng, đại diện Cục Đăng ký kinh doanh nhấn mạnh DN phải góp đủ số vốn này trong 90 ngày, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành. Cục Đăng ký kinh doanh cũng đã gửi thông tin cho các cơ quan liên quan để giám sát việc này.

Trong tháng 1-2020, số lượng DN thành lập mới giảm trong khi số vốn đăng ký tăng và đạt mức cao nhất so với cùng kỳ của các năm trước đây. Cụ thể, cả nước có 8.276 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 267.178 tỉ đồng, giảm 17,9% về số DN, tăng 76,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.

Vốn đăng ký bình quân trên một DN thành lập mới trong tháng 1-2020 đạt 32,3 tỉ đồng, tăng 115,3% so với cùng kỳ năm 2019. Lý do có sự tăng đột biến về vốn đăng ký là trong tháng 1-2020 có một DN đăng ký thành lập tại Hà Nội với số vốn 144.000 tỉ đồng, chiếm 53,9% tổng vốn đăng ký thành lập mới của DN cả nước.

Theo Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.