Mở rộng nguồn cung cấp nước sinh hoạt nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Trước đây, vào mùa khô, các giếng đào của người dân thôn Bình An (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) thường xuyên bị cạn. Nguồn nước sinh hoạt hạn chế khiến nhiều gia đình gặp khó khăn. Cuối tháng 3-2021, từ chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới”, công trình cấp nước tập trung tại thôn Bình An đã được đầu tư xây dựng.
Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Bình An (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông). Ảnh: Nguyễn Diệp
Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Bình An (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông). Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Hoàng Trọng Ngạn phấn khởi nói: “Trước đây, người dân trong thôn chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng đào. Vào mùa khô, phần lớn các giếng nước đều bị cạn gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Từ ngày công trình cấp nước tập trung được đưa vào sử dụng, người dân không lo thiếu nước sinh hoạt. Mỗi tháng, gia đình tôi dùng khoảng 30 m3 với số tiền 180 ngàn đồng, thấp hơn so với việc trả tiền điện bơm nước từ giếng đào. Đặc biệt, nguồn nước đã được cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm”. Còn ông Nguyễn Hoàng Lâm-nhân viên vận hành công trình cấp nước tập trung thôn Bình An thì cho hay: “Sau hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, công trình đảm bảo cấp nước cho khoảng 254 hộ dân, mỗi ngày cung cấp khoảng 60-70 m3”.
Cũng từ chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới”, công trình cấp nước xã Đông và Nghĩa An (huyện Kbang) đang vận hành thử nghiệm để cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho người dân. Ông Tạ Đức Hưng-Trưởng trạm Quản lý thủy nông huyện Kbang-cho biết: Khi chính thức đưa vào sử dụng, công trình sẽ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân xã Đông và Nghĩa An.
Ông Ngạn dùng nước sạch tưới rau xanh trong vườn
Ông Hoàng Trọng Ngạn dùng nước sạch tưới rau. Ảnh: Nguyễn Diệp
Theo Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT), toàn tỉnh có 281 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,15% (trong đó, 11,6% dân số nông thôn sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại là dùng giếng khoan, giếng đào, giọt nước...); tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch quy chuẩn QCVN02:2009/BYT đạt 47,25%. 
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Chúc-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi-thông tin: Thời gian tới, Chi cục tiếp tục hướng dẫn các địa phương, đơn vị quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời, hướng dẫn công tác quản lý, kê khai báo cáo thông tin, thanh lý những công trình hư hỏng không thể khắc phục sửa chữa. Mặt khác, tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung; tiếp tục mở rộng công trình cấp nước thị xã, thị trấn để đấu nối vào công trình cấp nước tập trung liền kề nhằm đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.