Mở đường về vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những con đường và cây cầu hình thành đã tạo nên sự đổi thay kỳ diệu cho nhiều buôn làng vùng khó.
Xây cầu cho người dân 
Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ thực hiện Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (Dự án LRAMP), từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh có 87 công trình cầu, cống đã được xây dựng tại các thôn, làng vùng khó thuộc 16 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ thị xã Ayun Pa). “Nếu như các công trình cầu vượt sông, suối được xây dựng trên hệ thống các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, liên xã thì lần đầu tiên, một chương trình hỗ trợ xây dựng cầu vượt sông, suối chỉ dành riêng bố trí tại các tuyến đường liên thôn, làng, đường vào khu sản xuất… Bởi vậy, Dự án mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần mang lại lợi ích cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”-ông Phùng Văn Việt-Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh-cho hay.
Sau hơn 4 năm triển khai giai đoạn 4, Dự án LRAMP đã hỗ trợ 218 tỷ đồng để xây dựng các công trình cầu cho người dân vùng khó, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, các địa phương được hưởng lợi nhiều là: Krông Pa (6 công trình, tổng vốn 52,76 tỷ đồng), Đak Đoa (11 công trình, 32,96 tỷ đồng), Mang Yang (8 công trình, 22,82 tỷ đồng), Chư Păh (11 công trình, 14,62 tỷ đồng).
Trong số này phải kể đến công trình cầu Ia Rmok nối xã Phú Cần và Ia Rmok (huyện Krông Pa). Đây cũng là cây cầu lớn nhất trong hệ thống cầu dân sinh được xây dựng từ Dự án LRAMP triển khai trên cả nước. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 34 tỷ đồng, chiều dài 330 m. Bà Võ Thúy Vân-Bí thư Đảng ủy xã Ia Rmok-cho hay: “Cầu Ia Rmok nối đúng hướng di chuyển gần nhất, thuận tiện khi về trung tâm huyện nên bà con đi lại rất đông. Không chỉ người dân xã Ia Rmok mà hàng ngàn người dân sinh sống tại xã Krông Năng, Ia Hdreh cũng đều chọn hướng di chuyển này. Bởi vậy, từ khi có cầu Ia Rmok, người dân các xã phía Nam sông Ba đều rất phấn khởi”.
Ông Trần Hưng Nghiệp-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Đoa-thông tin: Trên địa bàn huyện có 11 công trình cầu, cống được đầu tư xây dựng từ Dự án LRAMP với tổng kinh phí 32,96 tỷ đồng. “Những công trình này đều được xây dựng tại các xã vùng sâu, vùng xa, góp phần tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển nông sản thuận lợi. Đồng thời, Dự án góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn”-ông Nghiệp đánh giá.
Cũng theo Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh, trên cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư sau khi các công trình cầu, cống thuộc Dự án LRAMP được bàn giao đưa vào sử dụng, vừa qua, UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông-Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi có nguồn vốn thì ưu tiên hỗ trợ cho các địa bàn vùng khó của tỉnh. Theo kế hoạch, Dự án sẽ đầu tư xây dựng thêm 48 công trình cầu, cống tại các địa bàn vùng khó thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố. Ước tính, tổng chi phí dự kiến trên 320 tỷ đồng. 
 Cầu Ia Rmok nối xã Phú Cần và Ia Rmok (huyện Krông Pa). Ảnh: Lê Hòa
Cầu Ia Rmok nối xã Phú Cần và Ia Rmok (huyện Krông Pa). Ảnh: Lê Hòa
Mở đường đến “ốc đảo”
Lơ Pang là xã vùng III của huyện Mang Yang. Với đặc thù địa bàn rộng, các thôn, làng cách xa nhau nên giao thông rất khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất là đường lên làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang) vì nơi đây núi cao vây bọc tựa như một “ốc đảo”. Tháng 10-2019, tuyến đường dài 7,4 km nối từ đỉnh Pờ Yầu về trung tâm xã đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và huy động đóng góp từ các cơ quan, đơn vị. Tuyến đường đã đem lại sự đổi thay tích cực cho ngôi làng hẻo lánh, tách biệt trên đỉnh Pờ Yầu.
Ông Lê Lợi-Bí thư Đảng ủy xã Lơ Pang-phấn khởi nói: Từ khi có đường bê tông đến làng Pờ Yầu, đời sống của người dân có sự thay đổi tích cực: 100% hộ dân có điện lưới, 85% số hộ sắm sửa được phương tiện nghe nhìn. Giao thông thuận lợi nên không còn cảnh bị thương lái ép giá. Đặc biệt, việc duy trì tỷ lệ học sinh đi học ở trung tâm xã chuyển biến rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 52,17% năm 2018 xuống còn 25,2% vào năm 2020.
Tương tự, tuyến đường nối từ quốc lộ 19 dẫn vào 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số của xã Hà Ra (Jơ Long, Bok Ayol, Kdung, Bchăk và Đê Kôn) bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đoạn đường dài 2,9 km nối từ làng Kdung vào làng Đê Kôn vẫn còn là đường đất, địa hình đèo dốc hiểm trở nên mùa mưa đi lại rất khó khăn. Làng Đê Kôn có khoảng 70 hộ với gần 350 khẩu, hầu hết là người Bahnar.
Ông Trần Nam Danh-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mang Yang-thông tin: Huyện đã bố trí nguồn kinh phí 34 tỷ đồng để làm 6,6 km đường từ điểm giao với quốc lộ 19 lên làng Đê Kôn. Thời gian thực hiện Dự án trong 2 năm (2021-2022). Khi Dự án hoàn thành chắc chắn làng Đê Kôn sẽ khởi sắc nhờ hạ tầng giao thông cải thiện, việc kết nối giao thương với các vùng khác thuận lợi hơn. 
Hiện nay, 100% xã trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 2.079 km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa (đạt 90,09%); 2.261 km đường trục thôn, làng và đường liên thôn, làng được cứng hóa (đạt 79,26%); 1.945 km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (đạt 60,16%)... Đến nay, toàn tỉnh có 129 xã đạt tiêu chí về hạ tầng giao thông.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.