Mắt người già thật là... phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.

tai-sao-nguoi-gia-thuong-phai-deo-kinh-lao-1.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thế rồi, dần cũng quen. Không có kính lại khó chịu. Mà dường như khi mang kính, người ta có vẻ sang trọng hẳn lên, ra vẻ... trí thức nên cũng thích. Nhưng chuyện mang kính đôi khi lại “dở khóc dở cười”. Đúng là mắt người già thật là... phức tạp!

Tôi nhớ, một buổi sáng tháng 3 đẹp trời năm 1973, trong rừng già căn cứ của K8 (An Khê), đa số mọi người đã đi công tác, cơ quan chỉ còn lại hơn chục người. Tôi đến lán của chú Hồ Ngọc Năm xem ông có công chuyện gì cần sai bảo thì thấy ông đang cắm cúi đọc rồi viết vào sổ tay, có vẻ rất chăm chú, căng thẳng. Thấy vậy, tôi liền nhẹ nhàng lẻn ra phía sau tìm chỗ ngồi đọc sách.

Nhưng ông đã biết sự có mặt của tôi. Ông dừng bút, quay sang trò chuyện với tôi đôi điều mà ông đang viết về quê hương của mình. Đang câu chuyện vui buồn, cũ mới, ông bỗng dừng và rút khẩu súng K59 từ hộc bàn nhẹ nhàng kéo phuy lách lên đạn. Tôi phát hoảng, không biết chuyện gì xảy ra. Ông khoát tay ra hiệu tôi yên lặng và chỉ ra hướng rừng.

Rừng khu vực chúng tôi ở đa số là cây cà te, một loại cây gỗ quý, đang vào mùa thay lá, những cành lá non xanh mơn mởn nhè nhẹ lay động theo những cơn gió xuân heo may dễ chịu. Tưởng thủ trưởng hôm nay cũng tâm trạng và lãng mạn lắm đây, nhưng tôi đã nhầm. Nhìn theo tay ông lần nữa, tôi thấy một con cheo khá lớn đang cặm cụi tìm thức ăn, cách chúng tôi chừng 20 m.

Chúng tôi ở rừng đã thích nghi với bao chuyện của rừng. Cả những động vật lành và dữ, chúng tôi cũng không sợ sệt. Có lẽ chúng cũng coi chúng tôi là... “đồng loại” của mình. Cũng bởi, có những quy định bất di bất dịch mà chúng tôi thực hiện, đó là tuyệt đối không được nổ súng, trừ khi bị địch phát hiện bao vây, đành chống trả để tự vệ.

Với chim chóc, thú hoang dã, chúng có thể tự do vào ra khu vực chúng tôi ở mà không hề sợ bị giết. Có khi cả đàn heo rừng ung dung vào tận lán, cả bầy khỉ hò nhau cướp cả cơm canh chị nuôi dọn ra mà mọi người chưa kịp ăn.

Nhưng hôm phát hiện con cheo thì ngoại lệ, bởi khi ấy đã đình chiến theo Hiệp định Paris, tình hình khá yên bình, địch từ quận An Túc (An Khê) chưa kịp nống lấn, giành dân, giành đất, cắm cờ ra đến chỗ chúng tôi. Nhìn con cheo mập mạp, lông mướt như tơ ung dung đưa 2 chân trước kẹp thức ăn lên miệng, tôi thoáng nghĩ là không nỡ giết nó trong lúc này. Nhìn thấy chú Hồ Ngọc Năm cứ hết mang kính vào, giơ súng ra ngắm rồi lại hạ súng xuống, bỏ kính ra nheo nheo mắt nhìn, tôi đoán ông cũng đắn đo không nỡ bắn con cheo.

Tôi nghĩ vậy nhưng không phải vậy. Sau đó, ông tiết lộ rằng, cái kính nó phức tạp vô cùng. Mang kính vào ngắm thì không thấy con cheo đâu, cây lá nhòa hết, mà bỏ kính ra thì con cheo lại thành vật không xác định. Thương con cheo, nhưng nghĩ đến bữa trưa có chút thịt tươi cho anh chị em trong cơ quan cải thiện thì cũng tốt, tôi quyết định thay chú Năm làm cái việc mà ông muốn. Phát súng cạc bin nổ, con cheo lăn ra tại chỗ. Chú Năm nhìn tôi với nụ cười hiền. Tôi biết thế là ông không giận tôi.

Chú Năm tính nóng như lửa, cán bộ, chiến sĩ làm điều gì sai, ông giận đến nỗi mặt và 2 tai đỏ bừng, thốt ra những câu “cửa miệng” mà chúng tôi nghe mãi rồi cũng quen, không thấy nó “ít văn hóa” như ai đó lần đầu nghe thấy. Tính chú Năm nóng vậy nhưng lại không để bụng và rất thương anh chị em cán bộ, chiến sĩ. Mỗi khi có người hy sinh, đêm chú thường không ngủ. Tôi và mọi người nhiều lần chứng kiến nước mắt ông thấm ướt cả khăn tay.

Với sự khéo tay của chị nuôi Trần Thị Tài, hôm ấy, mấy anh chị em trong cơ quan có bữa trưa vui vẻ, dù mì nhiều hơn cơm nhưng bù lại có món canh chua lá bứa thịt cheo, có cả thịt cheo xào với đọt chuối rừng, vô cùng ngon miệng.

Trong bữa cơm, câu chuyện mang kính “bắn cheo” của chú Năm làm mọi người có trận cười thích thú. Còn chú Năm, nhân đó cũng nhắc nhở mọi người rằng hôm nay là ngoại lệ, từ giờ trở về sau tuyệt đối không được nổ súng bừa bãi trong khu vực cơ quan đứng chân, dù đã hòa bình, nhưng cảnh giác là việc phải làm thường xuyên.

Kẻ thù không để chúng ta yên, chúng sẽ phá hoại Hiệp định, sẽ càn quét, nống lấn ra vùng căn cứ, giành đất giành dân, cắm cờ ba sọc để mở rộng lãnh thổ, duy trì chế độ cai trị của chúng lên miền Nam. Những lời ông nhắc nhở cũng chính là... giáo dục anh chị em chúng tôi cảnh giác trước âm mưu thâm độc của kẻ thù.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật

(GLO)- * Bạn đọc N.H.O. hỏi: Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô gây tổn hại về sức khỏe cho người khác thì phải bồi thường như thế nào?

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về xem xét chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công được nhận quà của tỉnh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7;...

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.