3 nguyên nhân âm thầm khiến chúng ta già trước tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thuốc lá, rượu bia và thiếu ngủ là những tác nhân rõ ràng làm suy giảm sức khỏe, thúc đẩy lão hóa và khiến chúng ta trông già hơn. Tuy nhiên, một số yếu tố ít ngờ đến cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Lão hóa là quá trình không thể ngăn chặn. Tuy nhiên, bằng những thay đổi trong lối sống, chúng ta có thể thúc đẩy hay làm chậm quá trình này, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa

Căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa

Những nguyên nhân đang âm thầm khiến chúng ta già trước tuổi gồm:

Lối sống ít vận động

Ít tập luyện thể thao có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Ngược lại, tập thể dục đều đặn sẽ làm chậm quá trình lão hóa. Không những vậy, nếu cùng ở mức độ lão hóa thì người có tập luyện thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt hơn.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu phát hiện các bài tập sức bền có thể giúp trẻ hóa làn da lão hóa. Những bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay đạp xe sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim, phổi và tăng cường cơ bắp.

Căng thẳng mạn tính

Những yếu tố gây căng thẳng về mặt thể chất, tâm lý, cảm xúc, chẳng hạn như tài chính, công việc hay sự phân biệt đối xử cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nguyên nhân là do căng thẳng kéo dài sẽ gây viêm và tác động tiêu cực đến các quá trình sinh học trong cơ thể.

Căng thẳng mạn tính có thể ảnh hưởng đến telomere, một chuỗi ADN ở đầu mỗi nhiễm sắc thể. Điều này sẽ khởi động quá trình lão hóa và làm tăng nguy cơ mắc hàng loạt vấn đề sức khỏe.

Để giảm căng thẳng, mọi người nên thiết lập các thói quen lành mạnh như ngủ ít nhất 7 tiếng/đêm, thiền định, hạn chế rượu bia, tập thể dục và thường xuyên kết nối với những người quan trọng.

Ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến

Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều món ngọt và thực phẩm chế biến sẽ kích thích quá trình lão hóa sinh học diễn ra nhanh hơn. Các nhà khoa học cho rằng chế độ ăn nhiều đường sẽ tác động đến quá trình methyl hóa ADN, từ đó đẩy nhanh lão hóa tế bào. Lão hóa nhanh hơn cũng động nghĩa với việc giảm tuổi thọ.

Do đó, để làm chậm quá trình lão hóa, mọi người cần hạn chế các món có nhiều đường và thực phẩm chế biến. Ngoài ra, trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt là những món cần ưu tiên ăn vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa có thể làm chậm quá trình lão hóa, theo Medical News Today (Anh).

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.