Mỹ: Tìm ra phương pháp đảo ngược sự lão hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm thành công phương pháp đảo ngược nhiều dấu hiệu lão hóa ở người trong mô hình tiền lâm sàng.

Nhóm tác giả từ Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ) cho biết họ đã xác định được một phân tử có tác dụng làm giảm tình trạng viêm liên quan đến lão hóa cũng như tăng cường một số chức năng lẽ ra mất đi do tuổi tác.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cell, họ đã chỉ ra rằng việc phục hồi mức độ trẻ trung của một tiểu đơn vị cụ thể của enzyme telomerase thực sự có thể giúp cơ thể "quay ngược thời gian".

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra cả "chìa khóa" của tuổi thọ lẫn cách sử dụng chìa khóa đó để đảo ngược sự lão hóa - Minh họa AI: Anh Thư

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra cả "chìa khóa" của tuổi thọ lẫn cách sử dụng chìa khóa đó để đảo ngược sự lão hóa - Minh họa AI: Anh Thư

Telomerase từ lâu đã được biết đến có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì độ dài của các nhiễm sắc thể.

Nó như những chiếc mũ bảo hiểm, giúp bảo vệ các nhiễm sắc thể khỏi bị hư hỏng khi tế bào phân chia.

Nhưng mỗi lần tế bào phân chia, telomere lại ngắn dần đi một chút. Điều này biểu trưng cho quá trình lão hóa. Khi telomere trở nên quá ngắn, tế bào sẽ ngừng phân chia hoặc chết đi.

Các nhà khoa học MD Anderson đã xác định được một hợp chất phân tử nhỏ gọi là TERT có khả năng phục hồi mức độ sinh lý của telomere.

Việc duy trì mức độ TERT ở các mô hình tiền lâm sàng nơi phòng thí nghiệm đã làm giảm tình trạng lão hóa tế bào và viêm mô và thúc đẩy sự hình thành tế bào thần kinh mới.

Điều này giúp trí nhớ được cải thiện, chức năng thần kinh cơ được tăng cường, tăng cường sức mạnh và khả năng phối hợp.

Ngoài ra, TERT không chỉ có chức năng kéo dài telomere mà còn hoạt động như một yếu tố phiên mã ảnh hưởng đến biểu hiện của nhiều gene chỉ đạo quá trình sinh thần kinh, học tập và trí nhớ, lão hóa tế bào và viêm nhiễm.

Việc mất đi TERT tự nhiên theo thời gian có liên quan đến quá trình lão hóa thông qua nhiều cơ chế.

Vì vậy, họ đã tiến tới bước tiếp theo là một cuộc sàng lọc từ 650.000 hợp chất, từ đó xác định được một hợp chất chất kích hoạt TERT phân tử nhỏ (TAC) có khả năng giải ức chế gene TERT về mặt biểu sinh và phục hồi biểu hiện sinh lý có trong các tế bào trẻ.

Trong các mô hình tiền lâm sàng tương đương với người lớn trên 75 tuổi, điều trị TAC trong 6 tháng dẫn đến sự hình thành tế bào thần kinh mới ở hồi hải mã - trung tâm của việc học tập, trí nhớ, khả năng nhận thức và định hướng...

Bên cạnh đó, có sự gia tăng của các gene liên quan đến học tập, trí nhớ và nhiều đặc điểm khác, tạo nên một sự đảo ngược lão hóa thực sự.

TAC cũng cải thiện chức năng thần kinh cơ, khả năng phối hợp, sức mạnh cầm nắm và tốc độ ở những mô hình này, đảo ngược chứng teo cơ.

Ngoài ra, việc điều trị bằng TAC trên các dòng tế bào người làm tăng tổng hợp telomere với tín hiệu tổn thương DNA giảm tại telomere và mở rộng tiềm năng tăng sinh của các tế bào này.

Sẽ còn một chặng đường dài để đi đến thử nghiệm lâm sàng và cuối cùng là một phương pháp điều trị ứng dụng rộng rãi.

Tuy vậy, đây là khởi đầu đầy hy vọng cho hành trình đạt đến việc đẩy lùi các bệnh liên quan đến tuổi tác như Alzheimer, Parkinson, bệnh tim và ung thư, giúp con người sở hữu được thêm "tuổi thọ khỏe mạnh".

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.