Mang Yang phát huy các kênh vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội Nông dân huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ vốn sản xuất, giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Ông Nguyễn Đình Hải-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang-cho biết: Giai đoạn 2020-2023, ngoài phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, triển khai các mô hình khuyến nông, dự án sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân huyện còn đặc biệt quan tâm hỗ trợ các kênh vốn phục vụ sản xuất.

Gia đình ông Anhip (làng Đak Ya, xã Đak Ya) sử dụng hiệu quả vốn vay Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mang Yang để đầu tư cải tạo vườn cà phê. Ảnh: Thanh Nhật

Gia đình ông Anhip (làng Đak Ya, xã Đak Ya) sử dụng hiệu quả vốn vay Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mang Yang để đầu tư cải tạo vườn cà phê. Ảnh: Thanh Nhật

"Đến nay, nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân của huyện đạt hơn 3,5 tỷ đồng. Ban Điều hành Quỹ đã giải ngân 3,2 tỷ đồng cho 134 hộ vay thực hiện 8 dự án, 15 phương án sản xuất; hướng dẫn 4 xã Đê Ar, Lơ Pang, Ayun, Đak Djrăng xây dựng dự án cho vay vốn xoay vòng.

Đồng thời, Huyện Hội hướng dẫn xã Kon Thụp xây dựng dự án cho vay 200 triệu đồng từ vốn ngân sách cấp để trồng và chăm sóc cà phê...”-ông Hải nói thêm.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã cùng với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ các nguồn vốn cho nông dân phát triển sản xuất, giúp giảm nghèo bền vững.

Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức cơ sở Hội ngày càng vững mạnh.

Nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Mang Yang làm thủ tục giải ngân vốn cho khách hàng. Ảnh: Thanh Nhật

Nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Mang Yang làm thủ tục giải ngân vốn cho khách hàng. Ảnh: Thanh Nhật

Ông Nguyễn Đặng Hoàng Quân-Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện-cho biết: “Phòng giao dịch đã ký kết văn bản liên tịch với Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện về thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời ký kết hợp đồng ủy thác với Ban Chấp hành Hội Nông dân các xã, thị trấn về cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách, với phương châm triển khai rộng khắp nguồn vốn cho 100% hộ nông dân nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư sản xuất, chăn nuôi.

Đến nay, tổng dư nợ tại Phòng giao dịch gần 115 tỷ đồng, qua 57 tổ tiết kiệm và vay vốn với 2.678 hộ vay. 100% Hội Nông dân cấp xã thực hiện tốt nội dung quy định trong hợp đồng ủy thác đã ký kết”.

Nguồn vốn ưu đãi giúp nhiều hội viên, đối tượng chính sách sử dụng hiệu quả, phát huy tác dụng. Gia đình ông Hoal (làng Kon Brung, xã Ayun) trước đây thuộc diện hộ nghèo. Được chính quyền tạo điều kiện, ông vay vốn Ngân hàng CSXH để chăn nuôi bò, trồng và chăm sóc 500 cây cà phê.

"Hiện nay, gia đình đã thoát nghèo và còn để dành vốn làm ăn. Gia đình mình tiếp tục đầu tư trồng 3.000 cây bời lời và chăn nuôi dê, đồng thời mua xe công nông để phục vụ sản xuất và làm dịch vụ cho bà con trong làng”-ông Hoal phấn khởi nói.

Bên cạnh đó, kênh vốn của Agribank Chi nhánh huyện Mang Yang về lĩnh vực nông nghiệp, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, gắn với cho vay xây dựng nông thôn mới, chương trình tái canh cây cà phê,… Chi nhánh đẩy mạnh cho vay qua tổ liên kết, tạo mối quan hệ gắn bó với chính quyền và các hội đoàn thể tại địa phương trong hoạt động tín chấp cho vay đầu tư phục vụ sản xuất.

Mô hình trồng rau sạch của gia đình bà Lê Thị Tám ở tổ 2 thị trấn Kon Dơng cho hiệu quả cao. Ảnh: Thanh Nhật

Mô hình trồng rau sạch của gia đình bà Lê Thị Tám ở tổ 2 thị trấn Kon Dơng cho hiệu quả cao. Ảnh: Thanh Nhật

Ông Krung Dam Đoàn-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang: “Hiệu quả từ các kênh hỗ trợ vốn sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng bình quân hàng năm gần 9%, tổng diện tích cây trồng của huyện giai đoạn 2020-2023 đạt hơn 25.500 ha. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng, thu nhập, đời sống của bà con nông dân từng bước được nâng lên.

Qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn hơn 13%. Huyện có hơn 3.000 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp”.

Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Mang Yang Trần Trọng Toàn cho biết: Đơn vị phối hợp với Hội Nông dân huyện và 12/12 xã thị trấn tập trung triển khai hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Đến nay, tổng dư nợ cho vay đầu tư sản xuất nông nghiệp là 820 tỷ đồng với 2.530 khách hàng; trong đó, dư nợ qua các tổ liên kết vay vốn gần 160 tỷ đồng với 1.377 khách hàng. Riêng chương trình phối hợp với Hội Nông dân huyện, có 104 tổ liên kết vay vốn với gần 1.050 thành viên, dư nợ gần 138 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ bố trí hợp lý, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn là 100%”.

Nhiều hộ vay vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Mang Yang đã phát huy hiệu quả như hộ ông Huỳnh Hữu Quyết ở thôn Nhơn Bông xã Ayun. Ông Quyết vừa vay thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình trang trại chăn nuôi heo nái và heo thịt. Mô hình của ông cho thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Còn hộ ông Tũy, dân tộc Bahnar ở làng Đak Ó (xã Kon Chiêng) cũng có quá trình 10 năm vay vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Mang Yang. Ông Tũy bộc bạch: “Nhà mình vay vốn làm ăn, đảm bảo trả nợ vay đúng kỳ hạn. Gia đình duy trì chăm sóc vườn cà phê và vườn hồ tiêu.

Ngoài ra, mình còn trồng thêm hoa màu và chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, mình thu lãi hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Nay mình đã làm được nhà ở khang trang, cuộc sống ổn định”.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.