Lực lượng vũ trang Gia Lai tăng gia sản xuất giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sau giờ huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cuối buổi chiều, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Gia Lai tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Nhờ đó, các đơn vị bảo đảm nguồn rau xanh, thực phẩm an toàn, góp phần, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 50 tăng gia sản xuất. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 50 tăng gia sản xuất. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Để thúc đẩy phong trào thi đua tăng gia sản xuất, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lực lượng vũ trang tỉnh đã phát động phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” và “Đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”. Đồng thời, các đơn vị tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong công tác hậu cần, thiết thực nâng cao đời sống bộ đội.

Hệ thống chuồng, trại chăn nuôi của Tiểu đoàn Bộ binh 50 được xây dựng bài bản, khoa học. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Hệ thống chuồng, trại chăn nuôi của Tiểu đoàn Bộ binh 50 được xây dựng bài bản, khoa học. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Chúng tôi có dịp tham quan khu vực tăng gia sản xuất của Tiểu đoàn Bộ binh 50 (Trung đoàn 991) trong một ngày cuối tháng Tám lịch sử, dù vậy, những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị vẫn miệt mài tăng gia sản xuất, người nhổ cỏ, người bón phân, người lên luống, tiếng nói cười rộn vang. Thiếu tá Trần Nam Trung-Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 50 chia sẻ: "Hiện nay, đơn vị có hơn 17 ngàn m2 đất tăng gia sản xuất; trên 1 ngàn m2 chuồng, trại chăn nuôi; 23 ngàn m2 hồ nước dùng để nuôi cá. Ngoài các loại rau, củ như: cải, muống, mồng tơi, bầu, bí, mướp, chúng tôi còn trồng các loại rau thơm, rau gia vị để bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ phong phú hơn”. Thật vậy, nếu ai đã một lần đến Tiểu đoàn Bộ Binh 50 đều khâm phục bàn tay và khối óc của những người lính nơi đây, diện tích đất tăng gia của đơn vị được quy hoạch thành một khu riêng biệt, với hệ thống vườn, giàn, chuồng trại được xây dựng theo hướng tập trung, liên kết, tạo thành một hệ thống liên hoàn, các vườn rau được chia thành từng lô, trồng từng loại rau khác nhau và có đủ hệ thống tưới tiêu.

Vườn tăng gia sản xuất của Ban Chỉ huy Quân sự phường Tây Sơn (TP. Pleiku). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Vườn tăng gia sản xuất của Ban Chỉ huy Quân sự phường Tây Sơn (TP. Pleiku). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Hiện nay, 17 ban chỉ huy quân sự cấp huyện đều có khu vực tăng gia sản xuất riêng biệt, được bố trí, quy hoạch hợp lý. Nhiều đơn vị khu vực tăng gia sản xuất được phân bố đến cấp tiểu đội. Đặc biệt là lực lượng dân quân thường trực của các địa phương cũng có vườn tăng gia để đảm bảo đời sống cho cán bộ, chiến sĩ. Nhờ triển khai hiệu quả, hàng năm lượng rau, củ bình quân đạt 11,2 kg/người/tháng, thịt heo đạt 25,23 kg/người/năm, thịt gia cầm đạt 13kg/người/năm. Từ năm 2019 đến nay, công tác tăng gia sản xuất của lực lượng vũ trang tỉnh đạt hơn 20, 6 tỷ đồng. Nhờ đó, sản phẩm đưa vào bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ thấp hơn 15-20% so với giá thị trường.

Tiểu đoàn Bộ binh 50 làm hệ thống nhà có mái lưới che để tăng gia sản xuất. Ảnh: Vĩnh Hoàng.

Tiểu đoàn Bộ binh 50 làm hệ thống nhà có mái lưới che để tăng gia sản xuất. Ảnh: Vĩnh Hoàng.

Đại tá Lê Tuấn Hiền-Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết: Quán triệt quan điểm “tự lực, tự cường, thực hành tiết kiệm”, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh đã đề ra chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tăng gia sản xuất để nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ. Cùng với đó, đẩy mạnh phong trào “Ngành hậu cần Quân đội thi đua làm theo lời Bác dạy”, các đơn vị đã tập trung, tranh thủ huy động nhiều nguồn lực để làm công tác tăng gia sản xuất, chăn nuôi đảm bảo chất lượng bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ. Với mục tiêu phát triển tăng gia sản xuất phải bảo đảm vệ sinh môi trường, cụ thể là gắn với phong trào thi đua xây dựng, quản lý doanh trại chính quy, xanh-sạch-đẹp trong lực lượng vũ trang tỉnh, việc quy hoạch vườn rau, khu vực chăn nuôi đã được cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, tạo được những chuyển biến tích cực.

Lực lượng dân quân thường trực thu hoạch sản phẩm tăng gia. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Lực lượng dân quân thường trực thu hoạch sản phẩm tăng gia. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Bên cạnh việc tăng gia sản xuất, các đơn vị thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh phòng-chống dịch bệnh; thực hiện nghiêm túc các chế độ giám sát, lên thực đơn ăn theo tuần bảo đảm tính khoa học, hợp lý, tổ chức công khai tài chính hàng ngày. Với tiêu chuẩn, định lượng theo quy định, bộ phận hậu cần các đơn vị còn chế biến món ăn phù hợp, mỗi bữa ăn luôn có 4 hoặc 5 món, các món ăn được thay đổi, giúp bộ đội ăn ngon miệng, ăn hết khẩu phần. Nhờ đó, duy trì quân số khỏe hàng năm luôn đạt từ 99,18% trở lên.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.