Lừa đảo cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ giả cho hàng trăm học viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày 12/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Công ty Slearning thu tiền, hồ sơ nhưng lại cấp chứng chỉ giả cho 442 học viên đăng ký thi lấy chứng chỉ Tin học, chứng chỉ tiếng Anh A2, B1.

Hai bị cáo trong vụ án gồm: Lê Thị Vinh (sinh năm 1991, trú phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Đỗ Thanh Tuân (sinh năm 1987, trú xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Trước đó, ngày 25/9/2023, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án này và tuyên phạt bị cáo Vinh 9 năm 6 tháng tù, bị cáo Tuân 4 năm 6 tháng tù về cả 2 tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức" theo Điều 174 và 341, Bộ luật Hình sự.

Sau khi án sơ thẩm tuyên, bị cáo Vinh làm đơn kháng cáo kêu oan, còn bị cáo Tuân kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo bản án sơ thẩm, tháng 1/2015, Vinh thành lập và làm Giám đốc Công ty Cổ phần giáo dục đào tạo trực tuyến Slearning (Công ty Slearning). Bị cáo là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty.

Tháng 6/2016, qua quan hệ xã hội, Lê Thị Vinh quen Đỗ Thanh Tuân. Khi đó, Tuân giới thiệu đang làm việc tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Thanh Chân và có mối quan hệ với Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, có thể giúp tổ chức thi cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ.

Thời điểm đó, Vinh biết được thông tin về việc có nhiều giáo viên trên địa bàn thành phố Hà Nội cần chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ để đủ điều kiện thi công chức, viên chức. Vinh bàn với Tuân về việc Công ty Slearning sẽ đứng ra tuyển sinh, nhận hồ sơ và thu tiền của học viên rồi chuyển cho Tuân lo việc tổ chức thi cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ. Tuân đồng ý.

Từ đầu tháng 8 - 9/2016, Công ty Slearning đã thu tiền, hồ sơ của 442 học viên đăng ký thi lấy chứng chỉ Tin học với mức phí 2,5 triệu đồng/người; chứng chỉ tiếng Anh A2 mức phí 3,5 triệu đồng/người; chứng chỉ tiếng Anh B1 mức phí 10 triệu đồng/người.

Sau đó, Vinh đã đưa tiền và hồ sơ dự thi của các học viên để Tuân liên hệ với Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh tổ chức thi và cấp chứng chỉ Tin học, tiếng Anh A2, tiếng Anh B1.

Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xác định, Tuân đã thuê người (không rõ lai lịch) làm chứng chỉ Tin học của Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội với giá 1,1 triệu đồng/chứng chỉ. Bị cáo đưa hơn 100 chứng chỉ Tin học chuyển cho Vinh phát cho các học viên. Đến cuối tháng 10/2016, nhiều học viên phát hiện chứng chỉ Tin học có dấu hiệu là giấy tờ giả nên đã gửi đơn trình báo đến cơ quan Công an.

Qua xác minh, Cơ quan điều tra kết luận, hai bị cáo đã chiếm đoạt của 164 bị hại 410 triệu đồng; trong đó có 102 người yêu cầu bồi thường, 62 người không yêu cầu bồi thường.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuân thừa nhận hành vi bị cáo buộc. Bị cáo Vinh thừa nhận hành vi nhưng cho rằng hành vi này không vi phạm pháp luật và bị cáo bị kết tội oan.

Sau khi xem xét vụ án và các tài liệu, chứng cứ liên quan, Tòa cấp phúc thẩm quyết định chấp nhận một phần kháng cáo của hai bị cáo, quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm vì cho rằng mức án mà cấp sơ thẩm dành cho hai bị cáo khá cao. Hơn nữa, Tòa cấp sơ thẩm chưa xem xét đến việc bị cáo Vinh thời điểm bị đưa ra xét xử đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm quyết định giảm nhẹ một phần hình phạt cho 2 bị cáo và tuyên phạt: Bị cáo Vinh 8 năm 9 tháng tù; bị cáo Tuân 4 năm 3 tháng tù về cả 2 tội danh nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

Bán bánh Trung thu không rõ nguồn gốc và thuốc lá điếu nhập lậu, 1 hộ kinh doanh bị phạt 11,5 triệu đồng

Bán bánh Trung thu không rõ nguồn gốc và thuốc lá điếu nhập lậu, 1 hộ kinh doanh bị phạt 11,5 triệu đồng

(GLO)- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một hộ kinh doanh vì kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu và kinh doanh bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị đề nghị 36-42 tháng tù

Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị đề nghị 36-42 tháng tù

Trong vụ sai phạm đấu giá đất ở huyện Đông Anh, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị phạt cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan từ 36 đến 42 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.
Gia Lai: Tiêu hủy hơn 64.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Gia Lai: Tiêu hủy hơn 64.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(GLO)- Sáng 30-8, Hội đồng tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu là vật chứng và tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu (gọi tắt là Hội đồng) do Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai thành lập đã tiến hành tiêu hủy 64.018 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Trả giá đắt cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trả giá đắt cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(GLO)- Lợi dụng lòng tin của người khác, Nguyễn Thị Thanh Hằng (SN 1988, trú tại làng Voòng Boong, xã Chư Răng, huyện Ia Pa) đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Và, đối tượng này đã phải trả giá đắt cho hành vi của mình bằng bản án 13 năm tù.