Loạt đại gia bị đề nghị truy tố trong vụ buôn lậu hơn 200 triệu lít xăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng chục bị can là giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, chủ hệ thống cây xăng ở phía nam bị Công an Đồng Nai đề nghị truy tố ở khung hình phạt 12-20 năm tù.
 

Kết luận điều tra vụ buôn lậu hơn 204 triệu lít xăng, Công an tỉnh Đồng Nai đề nghị truy tố 74 bị can về các tội Buôn lậu và Nhận hối lộ. Ngoài ra, Phạm Hùng Cường (một trong 3 người cầm đầu, quê Hải Phòng) đang bị truy nã do bỏ trốn.

Trong các bị can, 2 đại gia ngành xăng dầu Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty Phan Lê Hoàng Anh), Nguyễn Hữu Tứ (quê Vĩnh Long) cùng hàng loạt chủ doanh nghiệp, cây xăng bị buộc tội Buôn lậu.

Theo cơ quan điều tra, cuối năm 2019, Hữu, Cường cùng một số người góp 53,4 tỷ đồng để mua xăng lậu từ Singapore. Sau đó, nhóm này sử dụng 8 tàu thủy chuyên dụng của Công ty Phan Lê Hoàng Anh và Công ty Đại Dương Hải Phòng (do Đào Ngọc Viễn làm giám đốc) để tuồn xăng về Việt Nam tiêu thụ.


 

Bị can Nguyễn Hữu Tứ. Ảnh: Công an Đồng Nai.
Bị can Nguyễn Hữu Tứ. Ảnh: Công an Đồng Nai.



Với vai trò cầm đầu, Phan Thanh Hữu được cho là người đưa tiền cho A Hùng (người Trung Quốc, đại diện của chủ hàng Singapore ở Việt Nam) để mua xăng. Còn bị can Viễn (cùng giữ vai trò chủ mưu) nhận thông tin từ Hữu để thực hiện giao dịch với chủ hàng.

Kết luận điều tra xác định từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, các bị can đã tuồn hơn 204 triệu lít xăng (trị giá hơn 2.800 tỷ đồng) về Việt Nam. Sau khi tiêu thụ hơn 196 triệu lít, bị can Hữu hưởng lợi 105 tỷ đồng. Đào Ngọc Viễn thu lời 42,5 tỷ đồng.

Ngoài các bị can cầm đầu, Công an tỉnh Đồng Nai làm rõ Nguyễn Hữu Tứ là người mua số lượng lớn xăng lậu từ nhóm của Phan Thanh Hữu rồi phân phối cho hàng loạt chủ doanh nghiệp khác ở Vĩnh Long, Long An, Kiên Giang, An Giang với giá thấp hơn giá bán lẻ của Petrolimex.

Từ tháng 3/2020 đến khi bị bắt, Nguyễn Hữu Tứ bị cáo buộc đã mua hơn 163 triệu lít xăng lậu (trị giá trên 1.700 tỷ đồng) từ Phan Thanh Hữu. Sau khi tiêu thụ, Tứ hưởng lợi gần 44,5 tỷ đồng.

Hai bị can Lê Thanh Trung (Giám đốc Công ty Tây Nam) và Lương Đình Tiến (cùng ở TP Cần Thơ) là đối tác của Nguyễn Hữu Tứ. Từ tháng 7/2020 đến tháng 2/2021, Trung và Tiến đã lập hệ thống 4 công ty để mua bán, tiêu thụ hơn 91 triệu lít xăng lậu (trị giá trên 1.300 tỷ đồng).

Ngoài bán xăng cho nhóm của Tứ, Phan Thanh Hữu còn phân phối hàng lậu cho Trần Thị Thanh Vân (Giám đốc Công ty TNHH Vân Trúc) và chồng của bà Vân là Lê Thanh Tú. Theo điều tra, từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, vợ chồng bà Vân đã nhập 35,6 triệu lít xăng lậu (trị giá trên 500 tỷ đồng) từ nhóm của Hữu.

 

 Bên trong kho xăng dầu Công ty Phan Lê Hoàng Anh chi nhánh Long An. Ảnh: Công an Đồng Nai.
Bên trong kho xăng dầu Công ty Phan Lê Hoàng Anh chi nhánh Long An. Ảnh: Công an Đồng Nai.


Trong các bị can, Võ Thanh Bình cũng là người tiêu thụ lượng lớn xăng nhập lậu từ Phan Thanh Hữu và Nguyễn Hữu Tứ. Bà Bình đứng tên thành lập 3 công ty kinh doanh xăng dầu và có 4 cây xăng ở TP.HCM, Bình Dương.

Kết quả điều tra xác định từ tháng 7/2020 đến tháng 2/2021, bị can Bình và đồng phạm đã mua, vận chuyển, tiêu thụ gần 10 triệu lít xăng lậu. Qua đó, bà Bình được Nguyễn Hữu Tứ và Lê Thanh Trung chiết khấu gần 23 tỷ đồng.

Trong những bị can mua và tiêu thụ xăng lậu, kết luận điều tra còn cho thấy 2 bị can Phạm Thị Hương (vợ bé của ông Nguyễn Thế Anh - nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang, bị Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố do nhận hối lộ) và Lê Hùng Phong (anh rể của ông Thế Anh) đã nhận hơn 6,3 triệu lít xăng từ nhóm buôn lậu để tiêu thụ.

 

https://danviet.vn/loat-dai-gia-bi-de-nghi-truy-to-trong-vu-buon-lau-hon-200-trieu-lit-xang-20220215074736587.htm
 

Theo Hoàng Lam (Zing/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.