Lão nông Jrai thu tiền tỷ từ trồng trọt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ cần cù và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, ông Rơ Châm Nhel-lão nông người Jrai ở làng Tnao (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã thu về tiền tỷ mỗi năm.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cây, lão nông người Jrai này cho biết: Trước đây, vợ chồng ông có 5 ha đất sản xuất. Với suy nghĩ người nông dân phải có nhiều đất sản xuất thì mới khấm khá được nên bên cạnh cải tạo diện tích đất để trồng cây ngắn ngày, vợ chồng ông còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi khai hoang thêm. Nhờ cần cù chịu khó, diện tích đất sản xuất được mở rộng lên hơn 10 ha.

“Thời điểm đó, tôi chỉ trồng một số loại cây ngắn ngày như: đậu, bắp, mì, lúa. Tuy diện tích sản xuất nhiều nhưng do thiếu đầu tư về phân bón, kỹ thuật và giá cả nông sản phụ thuộc thị trường nên thu nhập chẳng bao nhiêu”-ông Nhel nhớ lại.

Sau khi tham quan nhiều vườn cây của người dân trên địa bàn xã và các địa phương lân cận để học hỏi kinh nghiệm, năm 2006, ông Nhel quyết định trồng 1 ha cà phê, 2 ha cao su và 1 ha điều. Sau này, nhận thấy mỗi khu vực có chất đất khác nhau, trong đó có nhiều diện tích đất pha cát, ông bắt đầu chuyển đổi dần các loại cây trồng cho phù hợp.

Đến nay, ông trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3 tấn điều và hơn 100 bao lúa. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 1,6 tỷ đồng.

Lão nông người Jrai Rơ Châm Nhel (bìa trái) có thu nhập tiền tỷ mỗi năm từ 10 ha cây trồng. Ảnh: N.H

Lão nông người Jrai Rơ Châm Nhel (bìa trái) có thu nhập tiền tỷ mỗi năm từ 10 ha cây trồng. Ảnh: N.H

Với nguồn thu nhập “khủng”, ông xây được nhà ở khang trang, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt có giá trị. Hiện ông cũng đang tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Nói về kinh nghiệm sản xuất, ông Nhel cho hay: “Ngoài chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cây trồng từ các buổi tập huấn, các chuyến tham quan thực tế do Hội Nông dân các cấp và ngành chức năng của huyện tổ chức, tôi cũng học hỏi từ những người trong làng có vườn cà phê xanh tốt, sai quả. Cùng với đó, tôi duy trì chăn nuôi hơn 10 con bò để vừa có thu nhập, vừa có phân bón cho cây trồng nhằm tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư”.

Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, ông Nhel cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn. Năm 2022, ông được bầu làm Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp trồng cà phê làng Tnao với hơn 60 thành viên. Với vai trò này, ông Nhel càng tích cực hơn trong việc hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê cho các thành viên, nhất là khâu bón phân, làm cành, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó, năng suất cà phê của các thành viên đạt trung bình hơn 4 tấn nhân/ha. Ông Rơ Châm Chinh (làng Tnao) chia sẻ: “Nhà tôi có 1 ha cà phê trồng từ năm 2007. Trước đây, tôi ít đầu tư phân bón, chưa biết áp dụng kỹ thuật nên năng suất cà phê đạt thấp. Từ khi tham gia Tổ hội nghề nghiệp trồng cà phê, tôi được ông Nhel chia sẻ kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất nên năng suất đạt gần 4 tấn nhân/vụ”.

Ông Nhel thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê cho các thành viên trong tổ. Ảnh: N.H

Ông Nhel thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê cho các thành viên trong tổ. Ảnh: N.H

Trao đổi với P.V, ông Rơ Châm Dung-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Boòng-cho hay: Ông Rơ Châm Nhel là hội viên tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Bên cạnh chăm chỉ lao động, ông tích cực học hỏi kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc vườn cây để cho hiệu quả cao hơn. Ông cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ dân trong làng.

Mới đây, ông Nhel được Hội Nông dân huyện đề xuất Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2022-2024.

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).