Thu tiền tỷ từ mô hình sản xuất tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, cựu chiến binh Trịnh Công Lương (62 tuổi, thôn Tung Blai, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã thành công với mô hình sản xuất tổng hợp đa canh, đa cây, mỗi năm thu nhập ổn định gần 1 tỷ đồng.

Năm 1979, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai Trịnh Công Lương tình nguyện lên đường nhập ngũ. Ông Lương kể: “Tôi được biên chế về Trung đoàn 790, Sư đoàn 242, đặc khu Quảng Ninh. Tình hình chiến sự ở biên giới Việt-Trung khi ấy rất ác liệt. Trong gần 5 năm, tôi cùng đơn vị đã trải qua nhiều trận đánh và đã có rất nhiều đồng đội phải nằm lại nơi biên giới. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn kiên cường bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc”.

Cuối năm 1983, ông Lương xuất ngũ về địa phương (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) và xây dựng gia đình. Tuy nhiên, ở quê đất chật, người đông, không có đất canh tác nông nghiệp nên cuộc sống của gia đình rất khó khăn. Sau bao lần trăn trở, năm 1999, ông Lương cùng vợ và 5 con vào xã Ia Dreng lập nghiệp. Những ngày đầu trên vùng đất mới, dù có nhiều khó khăn nhưng với phẩm chất cần cù, chịu khó của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, ông Lương đã từng bước vượt qua và làm giàu bằng chính sức lao động của mình.

Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình cựu chiến binh Trịnh Công Lương (bìa trái) mang lại thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Q.T

Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình cựu chiến binh Trịnh Công Lương (bìa trái) mang lại thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Q.T

“Lúc mới vào, bao nhiêu vốn liếng tích góp được đã dùng để mua đất, dựng nhà nên cuộc sống của gia đình trong mấy năm đầu khá cơ cực. Vợ chồng tôi phải đi làm thuê, làm mướn để vừa lo cho các con ăn học, vừa tích góp mua cây con giống phát triển sản xuất. Ban đầu, tôi chủ yếu trồng các cây trồng ngắn ngày, nuôi thêm heo, gà…, có thêm vốn thì mua thêm đất, chuyển sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả”-ông Lương cho biết.

Đất không phụ công người, những nỗ lực, cố gắng của gia đình ông Lương đã mang lại quả ngọt. Từ 2 bàn tay trắng, mỗi năm tích cóp thêm một chút, đến nay, ông Lương sở hữu hơn 4 ha cà phê, 1.000 trụ hồ tiêu, 100 cây sầu riêng, 50 cây nhãn Hương Chi xen canh và đàn dê thương phẩm hơn 100 con. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông thu lãi gần 1 tỷ đồng. Nhờ đó, cuộc sống nơi quê hương thứ 2 đã ổn định, gia đình ông xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các phương tiện phục vụ sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.

Ông Lương phấn khởi cho biết thêm: “Phải công nhận, đất đai, khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Chỉ cần chịu thương, chịu khó thì đất sẽ không phụ. Những vất vả của 2 vợ chồng đã được đền đáp xứng đáng, con cái thì được ăn học đến nơi, đến chốn và có việc làm ổn định”.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Lương còn tích cực tham gia công tác tại địa phương. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn nhiệt tình và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, ông Lương rất tích cực tham gia tuyên truyền, vận động cũng như giúp đỡ người dân, hội viên cựu chiến binh kinh nghiệm phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp. Từ đó, nhiều người dân, hội viên trong thôn, xã đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trao đổi với P.V, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Dreng Lưu Hồng Quân đánh giá: “Không những làm kinh tế giỏi, ông Trịnh Công Lương còn là một cựu chiến binh gương mẫu, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong các phong trào của địa phương. Ông thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ mọi người trong thôn, xã phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng. Hàng năm, ông đều được Hội Cựu chiến binh xã và UBND xã khen thưởng vì có nhiều đóng góp trong công tác và các phong trào, hoạt động ở địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.