Rcom H’Sáu vượt khó làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Đến làng Blang 1 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) hỏi thăm chị Rcom H’Sáu thì ai cũng biết. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, chị H’Sáu còn thường xuyên giúp đỡ bà con trong làng đẩy mạnh sản xuất để cùng phát triển.

Năm 2005, sau khi lập gia đình, vợ chồng chị H’Sáu được bố mẹ cho hơn 4 sào đất sản xuất. Do chưa có vốn, vợ chồng chị xin vào làm công nhân cạo mủ cho Nông trường Ia Phú (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh). Có tiền tích cóp, vợ chồng chị đầu tư trồng cà phê. Thời điểm cà phê chưa cho thu hoạch, gia đình chị rất khó khăn, lương cạo mủ cao su của vợ chồng chỉ đủ để chi tiêu. Rồi 3 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống càng khó khăn hơn.

Không cam chịu cảnh nghèo khó, vợ chồng chị bàn nhau vay vốn mở tiệm làm cửa sắt, nuôi thêm heo để cải thiện thu nhập. “Hồi đó, vợ chồng tôi làm quần quật cả ngày đêm. Tờ mờ sáng, vợ chồng đi cạo mủ cao su. Ban ngày, chồng nhận làm cửa sắt cho người dân trong làng, còn tôi chăm sóc vườn cà phê, nuôi heo. Mỗi năm, tôi nuôi 20-30 con heo nái. Cứ có thu nhập, vợ chồng tôi tích góp mua thêm đất sản xuất. Đến nay, gia đình có 3 ha cà phê và 1 ha cây ăn quả. Trong đó, 1 ha cây ăn quả mới trồng chưa có thu, 3 ha cà phê do có một số mới cho thu bói nên mỗi năm chỉ được khoảng 10 tấn nhân, bán được khoảng 400 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm, gia đình thu hơn 50 triệu đồng từ bán heo con”-chị H’Sáu cho hay.

Chị Rcom H’Sáu mở đại lý bán thức ăn gia súc, gia cầm cho người dân trong làng. Ảnh: Nhật Hào ảnh 1

Chị Rcom H’Sáu mở đại lý bán thức ăn gia súc, gia cầm cho người dân trong làng. Ảnh: Nhật Hào

Năm 2015, khi chồng nghỉ làm cửa sắt, chị H’Sáu vay vốn kinh doanh thêm thức ăn gia súc, gia cầm để có thu nhập. Với những hộ khó khăn trong làng, chị cho mua nợ thức ăn gia súc không tính lãi. “Trước đây, gia đình tôi và các hộ dân trong làng rất khó khăn. Mỗi lần mua nợ thức ăn cho gia súc đều phải trả giá cao do bị tính thêm tiền lãi. Do đó, tôi rất ủng hộ ý kiến của vợ. Từ đó, vợ chồng cầm cố các sổ đỏ để vay tiền nhập hàng về bán. Có thời điểm, khách hàng quá đông nhưng tất cả đều mua nợ đến khi bán sản phẩm mới trả nên vợ chồng “đuối” về nguồn vốn. Nhiều lần, vợ chồng tôi đã tính dừng không kinh doanh nữa. Nhưng rồi nghĩ tới cảnh bà con phải đi mua nợ thức ăn chăn nuôi với giá cao như gia đình mình ngày trước, chúng tôi lại cố gắng. Hiện nay, mỗi năm, vợ chồng tôi bán nợ cho người dân hơn 500 tấn cám. Tuy lãi thấp nhưng trừ chi phí cũng thu hơn 200 triệu đồng/năm”-anh Puih Huy chia sẻ thông tin.

Là người được vợ chồng chị H’Sáu bán nợ thức ăn gia súc không tính lãi, ông Puih Soan (làng Blang 1) bày tỏ: “Từ khi gia đình chị H’Sáu kinh doanh thêm mặt hàng thức ăn gia súc, gia cầm, bà con chúng tôi chăn nuôi hiệu quả hơn vì được mua nợ không tính lãi. Chị H’Sáu cũng thường xuyên chia sẻ nên chúng tôi có thêm kinh nghiệm chăn nuôi”.

Chị H’Sáu cho biết thêm, năm 2016, gia đình chị còn mở thêm cơ sở xay xát. Theo đó, chị thu mua lúa của các hộ trong làng để xát lấy gạo bán và lấy cám làm thức ăn cho đàn heo. Tuy lợi nhuận không nhiều nhưng gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình chị lãi gần 500 triệu đồng từ trồng cà phê, nuôi heo, xay xát lúa, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Vài năm trở lại đây, mỗi năm, vợ chồng chị quyên góp 1-2 tạ gạo để hỗ trợ các hộ bị bệnh phong trong huyện.

Chị Sáu kinh doanh thêm thức ăn chăn nuôi để có thu nhập và giúp bà con mua nợ không tính lãi. Ảnh: Nhật Hào ảnh 2

Chị Sáu kinh doanh thêm thức ăn chăn nuôi để có thu nhập và giúp bà con mua nợ không tính lãi. Ảnh: Nhật Hào

Ông Puih Tuyên-Phó Trưởng thôn Blang 1-cho hay: “Gia đình chị H’Sáu không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn có tấm lòng thơm thảo, hay góp gạo để giúp đỡ người nghèo, khó khăn; giúp đỡ người dân mua thức ăn cho gia súc không tính lãi. Việc này giúp bà con tránh bớt vay nặng lãi mà chăn nuôi cũng hiệu quả hơn. Vì thế, dân làng rất quý mến gia đình chị”.

Trao đổi với P.V, bà Ksor Kríu-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dêr-nhận xét: Chị Rcom H’Sáu là tấm gương điển hình trong sản xuất kinh doanh tại làng Blang 1 nói riêng, xã Ia Dêr nói chung. Hiện nay, gia đình chị có thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chị còn chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, cho người dân mua nợ thức ăn gia súc, gia cầm không tính lãi. Hội Nông dân xã thường xuyên biểu dương gia đình chị để cán bộ, hội viên học tập, noi theo. Năm 2022, chị H’Sáu được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2017-2022.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 392/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).
Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

(GLO)- Trong khi chờ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Mắc ca Kbang-Gia Lai”, UBND huyện Kbang đã sớm ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này nhằm đảm bảo chất lượng, duy trì thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm mắc ca.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

(GLO)- 

Sáng 19-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề “chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp Gia Lai”. Tham dự hội thảo có bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; một số đơn vị viễn thông cùng các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Đắk Lắk) về phát triển cây cà phê. Khoảng 91% diện tích cà phê của tỉnh là cà phê Robusta. Bởi vậy, việc thị trường thế giới có nhiều dấu hiệu tích cực và mở ra cơ hội cho cà phê Robusta là niềm vui lớn cho người trồng loại cà phê này ở Lâm Đồng.