Làng Kênh dồn sức về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, làng Kênh (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah, Gia Lai) được kỳ vọng sẽ sớm về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay.
Làng Kênh là làng dân tộc thiểu số duy nhất trên địa bàn xã Nghĩa Hòa và là một trong 14 thôn, làng đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah. Làng có tổng diện tích tự nhiên 340 ha, dân số 144 hộ, 648 khẩu, chủ yếu là dân tộc Jrai, trong đó có 45 hộ nghèo (chiếm 31%). Người dân trên địa bàn chủ yếu sản xuất nông nghiệp với diện tích cây trồng là 218 ha và chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm là 785 con. Đến nay, làng Kênh đã đạt 11/19 tiêu chí NTM. Do đó, xã đang tập trung nguồn lực để đạt 8 tiêu chí còn lại. 
 Trên 60% số hộ chăn nuôi ở làng Kênh đã làm chuồng trại hợp vệ sinh. Ảnh: V.T
Trên 60% số hộ chăn nuôi ở làng Kênh đã làm chuồng trại hợp vệ sinh. Ảnh: V.T
Ông Nguyễn Văn Sơn-Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa-cho biết: Do tỷ lệ hộ nghèo tại làng Kênh còn khá cao nên xã đã tiến hành rà soát, phân loại và đánh giá nguyên nhân; từ đó xây dựng phương án hỗ trợ sản xuất, giúp 35 hộ đăng ký thoát nghèo trong năm 2019. Theo đó, xã đã hỗ trợ 18 hộ làm chuồng nuôi nhốt gia súc; 9 hộ tham gia mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, Chương trình 135; 1 hộ tham gia mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững của Ban Dân tộc tỉnh. Đồng thời đề xuất Đảng ủy xã phân công cho 4 đoàn thể, mỗi đoàn thể phụ trách giúp đỡ 2 hộ thoát nghèo; xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo...
Cùng với đó, chi bộ và cán bộ làng Kênh đã chủ động phối hợp với cán bộ xã vận động người dân trong làng đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng; tận dụng thời gian nông nhàn để tham gia lao động thời vụ nhằm tăng thu nhập; vận động bà con tham gia mô hình chăn nuôi heo rừng sinh sản gắn với tiêu thụ sản phẩm do Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp và Dịch vụ Trường Xuân triển khai. Nhờ triển khai các phương án hỗ trợ người dân sát với tình hình thực tế, làng Kênh hôm nay đã có nhiều đổi thay. Ông Rơ Châm Hit phấn khởi nói: “Mặc dù đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng dân làng luôn hưởng ứng phong trào xây dựng NTM. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con đã tích cực đóng góp ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn. Đến nay, đường trong làng cũng như ra khu sản xuất đang được bê tông hóa, không còn lầy lội vào mùa mưa, rất thuận tiện cho việc đi lại và chở hàng hóa. Ngoài ra, chúng tôi còn được hưởng các chính sách hỗ trợ như xây chuồng bò, được cấp giống sản xuất, được liên kết bao tiêu sản phẩm, nhờ đó thu nhập đã cải thiện rõ rệt”.
Ông Rơ Châm Kơk-Bí thư chi bộ làng Kênh-chia sẻ: Tuy chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng người dân đều tích cực hưởng ứng việc xây dựng làng NTM. Trước khi chuẩn bị triển khai làm phần việc gì, làng đều tổ chức để bà con tham gia đóng góp ý kiến tạo sự đồng thuận trong dân. Cũng nhờ sự vận động và lồng ghép các chương trình hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển kinh tế mà bà con đã dần thay đổi cách thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, qua đó nhiều hộ đã thoát nghèo, số hộ có nguồn thu nhập ổn định ngày một tăng lên. “Đến nay, trong làng không có nhà tạm, dột nát, các công trình phụ trợ như bếp, nhà vệ sinh được bố trí đảm bảo; khuôn viên nơi ở của các hộ được chỉnh trang ngăn nắp, có cổng, hàng rào, vườn tạp được cải tạo sạch sẽ; tỷ lệ người có việc làm trong độ tuổi lao động trên 90%”-ông Kơk cho hay.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa Nguyễn Văn Sơn, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài những tiêu chí khó như thu nhập thì tiêu chí môi trường cũng đang là vấn đề cần tập trung giải quyết. Hiện xã đã có tổ thu gom rác thải, 100% số hộ có hố xử lý rác thải sinh hoạt, không còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi ra môi trường... Xã còn vận động các hộ chăn nuôi làm chuồng trại, đảm bảo tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh trên 60% và chấm dứt tình trạng chăn nuôi dưới gầm nhà sàn. Ông Sơn khẳng định: “Với những kế hoạch cụ thể cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước đang dồn cho làng Kênh, 8 tiêu chí còn lại đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu đưa làng Kênh trở thành làng NTM trong năm nay”.
 VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(GLO)- Sáng 6-2, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng năm mới các đoàn viên, người lao động làm việc tại một số nghiệp đoàn, công ty trên địa bàn TP. Pleiku.

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.