Lan tỏa mô hình “Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn trái” ở xã Ia Ka

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ia Ka, huyện Chư Păh triển khai từ năm 2018, mô hình "Mỗi hội viên một vườn rau xanh và cây ăn trái" đã lan toả rộng rãi, góp phần giúp nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn có nguồn thu nhập ổn định.

Bà Rơ Châm H’Ken-Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, ban đầu, hội chọn 17 hộ ở làng Mrông Yố 2 làm điểm để thực hiện mô hình. Để giúp hội viên triển khai hiệu quả, hội đã phối hợp với cán bộ nông nghiệp xã tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn cho các hội viên. Cùng với đó, cán bộ hội thường xuyên xuống vườn hướng dẫn hội viên cách làm hàng rào bảo vệ vườn rau, làm đất và cách tận dụng phân chuồng và các phụ phẩm nông nghiệp để ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Vì thế, các hộ đã nắm bắt kỹ thuật để trồng và chăm sóc vườn rau phát triển tốt.

Nhiều hội viên phụ nữ xã Ia Ka đã cải tạo vườn tạp trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn. Ảnh: Nhật Hào

Nhiều hội viên phụ nữ xã Ia Ka đã cải tạo vườn tạp trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn. Ảnh: Nhật Hào

Bà Siu Blưn-Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Mrông Yố 2-cho hay: Nhận thấy các hộ tham gia mô hình trồng rau hiệu quả, nhiều hội viên trong làng đã học hỏi và làm theo. Nhờ vậy, từ 17 hộ tham gia ban đầu, đến nay có hơn 130 gia đình hội viên trong làng đã triển khai được mô hình vườn rau xanh và cây ăn trái. "Mô hình được triển khai đã giúp cho nhiều hội viên cải thiện được chất lượng bữa ăn, nhiều hộ còn có nguồn thu nhập ổn định nhờ bán rau sạch. Ngoài ra, việc trồng rau đã góp phần cải thiện vấn đề môi trường trên địa bàn theo hướng xanh-sạch-đẹp"- bà Blưn cho hay.

Được cán bộ Hội LHPN xã và cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn kỹ thuật, hội viên phụ nữ chăm sóc vườn rau tốt hơn. Ảnh: Nhật Hào
Được cán bộ Hội LHPN xã và cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn kỹ thuật, hội viên phụ nữ chăm sóc vườn rau tốt hơn. Ảnh: Nhật Hào

Nhìn vườn rau xanh mướt, bà Rơ Châm Seng (làng Mrông Yố 2) phấn khởi cho biết, gia đình bà có 1 sào đất ruộng ở cánh đồng Ia Blel nhưng hay bị cạn nước nên chỉ trồng 1 vụ. Do đó, khi thấy các hộ dân tham gia mô hình "Mỗi hội viên một vườn rau xanh và cây ăn trái" có hiệu quả, năm 2022, bà quyết định chuyển đổi sang trồng rau. Theo đó, bà chủ yếu trồng ớt, rau ngót, rau lang, rau cải các loại. Hiện nay, ngoài có rau sạch để ăn, mỗi tháng, gia đình bà còn còn có nguồn thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng từ việc bán rau.

Bà Rơ Châm Seng chăm sóc vườn rau. Ảnh: Nhật Hào

Bà Rơ Châm Seng chăm sóc vườn rau. Ảnh: Nhật Hào

Cách đó không xa, bà Siu Phyal (làng Mrông Yố 2) cũng phấn khởi khi có nguồn thu nhập ổn định từ trồng rau các loại. Bà cho hay: Nhà tôi có 2 sào đất lúa trồng 1 vụ, được cán bộ Hội LHPN xã hướng dẫn, tôi đã đào 1 sào ao để nuôi cá và chuyển 1 sào còn lại sang trồng các loại rau như: cải ngọt, rau muống, rau lang, hành, ngò, cà tím...Với việc luân phiên trồng các loại rau này, trung bình mỗi tháng, tôi thu nhập được từ 6-7 triệu đồng.

Hiện nay, ngoài có rau để ăn, bà Rơ Châm Seng còn có dư rau để bán nên cũng có thu nhập để cải thiện cuộc sống. Ảnh: Nhật Hào

Hiện nay, ngoài có rau để ăn, bà Rơ Châm Seng còn có dư rau để bán nên cũng có thu nhập để cải thiện cuộc sống. Ảnh: Nhật Hào

Trong khi đó, tại làng Mrông Ngó 3, mô hình "Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn trái" cũng được nhân rộng giúp cho nhiều gia đình cải thiện được thu nhập. Bà Rơ Châm Avưn-Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Mrông Ngó 3-cho hay: Làng có 194 hộ hội viên thì hầu như hộ nào cũng đều có vườn rau xanh. Tuy diện tích không nhiều nhưng với việc duy trì trồng thường xuyên cũng đã giúp các hộ cải thiện được bữa ăn hàng ngày.

Nhiều hội viên ở xã Ia Ka đã có thu nhập nhờ có dư rau để bán. Ảnh: Nhật Hào

Nhiều hội viên ở xã Ia Ka đã có thu nhập nhờ có dư rau để bán. Ảnh: Nhật Hào

Hiện nay, việc trồng rau xanh phục vụ cho bữa ăn gia đình đã trở thành thói quen của hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã Ia Ka. Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết thêm: Đến nay, toàn xã có khoảng 60% hộ hội viên có vườn rau xanh (toàn xã có 1.671 hộ hội viên phụ nữ). Ngoài ra, một số hộ còn trồng xen cây ăn trái vào các vườn cây, vườn rau. Tuy diện tích không nhiều nhưng với việc mỗi gia đình có một vườn rau đã giúp các hộ cải thiện được dinh dưỡng bữa ăn cho gia đình. Đồng thời, qua đó đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hội viên, phụ nữ trong lao động sản xuất để nâng cao chất lượng cuộc sống.

"Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ còn lại có quỹ đất thực hiện việc cải tạo đất trồng rau xanh nhằm tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, sẽ tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật để người dân duy trì thường xuyên và hiệu quả mô hình này nhằm cải thiện bữa ăn gia đình và phát triển kinh tế"- chủ tịch Hội LHPN xã khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.