"Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn trái": Dễ làm nhưng hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau một thời gian triển khai, mô hình “Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn trái” ở huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều gia đình hội viên phụ nữ đã tích cực cải tạo vườn tạp để trồng rau, cây ăn quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như tạo môi trường xanh-sạch-đẹp.

Theo bà Lê Thu Huyền-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, mô hình “Mỗi hội viên một vườn rau xanh và cây ăn trái” được triển khai thí điểm tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Sau đó, mô hình được nhân rộng ra toàn huyện. Từ khi thực hiện mô hình, nhiều gia đình hội viên, phụ nữ đã biết tận dụng các khoảnh đất trống trong vườn để cải tạo trồng rau và cây ăn quả. Ngoài đảm bảo nguồn rau sạch cho bữa ăn hàng ngày, nhiều gia đình còn có thêm thu nhập đáng kể.

 Chị Bùi Thị Thanh (bên trái; tổ 7, thị trấn Chư Ty) dẫn mọi người tham quan mô hình vườn rau xanh và cây ăn trái của gia đình. Ảnh: Nhật Hào
Chị Bùi Thị Thanh (bên trái; tổ 7, thị trấn Chư Ty) dẫn mọi người tham quan mô hình vườn rau xanh và cây ăn trái của gia đình. Ảnh: Nhật Hào



Chị Phan Thị Phương Trang-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Ty-cho biết: Thị trấn có 938 hội viên phụ nữ, trong đó có 74 hội viên dân tộc thiểu số. Ngoài tuyên truyền về ý nghĩa của việc trồng rau xanh và cây ăn quả, Hội còn hướng dẫn hội viên cải tạo đất, cách trồng, chăm sóc và hỗ trợ các hội viên đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn về cây, hạt giống. Đến nay, gần 70% hội viên ở thị trấn đã triển khai mô hình. Bước đầu, mô hình đã giúp hội viên có thêm nguồn rau, trái cây sạch, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, cải tạo môi trường sạch sẽ hơn, đặc biệt là có thêm bóng mát từ cây ăn quả.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn rau của gia đình, bà Hoàng Thị Quy (tổ 7, thị trấn Chư Ty) bộc bạch: “Trước đây, tôi chỉ trồng một ít rau trong vườn. Khi Hội LHPN thị trấn triển khai mô hình “Mỗi hội viên một vườn rau xanh và cây ăn trái” và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, tôi biết cách chăm sóc vườn rau tốt hơn. Với kinh nghiệm có được, tôi đã vận động và hướng dẫn chị em xung quanh trồng rau để tiết kiệm chi phí cũng như tạo nguồn rau sạch phục vụ cho gia đình”. Cũng tham gia mô hình, chị Bùi Thị Thanh (cùng tổ) cho hay: “Gia đình có gần 4 sào đất vườn. Khi được Hội vận động, tôi đã cải tạo đất để mở rộng diện tích rau và mua thêm cây ăn quả về trồng. Hiện tại, tôi có 2 sào rau và 1,5 sào cây ăn quả gồm: sầu riêng, mít, thanh long, quýt. Ngoài có nguồn rau sạch để ăn, mỗi tháng, tôi thu khoảng 10 triệu đồng từ bán rau; còn cây ăn quả thì tùy theo mùa, có thời điểm thu 15-17 triệu đồng/tháng. Thấy hiệu quả nên nhiều hội viên đã tìm tới vườn cây của tôi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm”.

Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đức Cơ cho biết thêm: “Cùng với việc triển khai mô hình “Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn trái”, các cấp Hội cũng đã đẩy mạnh phong trào “5 không, 3 sạch”; tổ chức nạo vét kênh mương, dọn vệ sinh khu vực công cộng và tham gia trồng rừng, trồng cây xanh, con đường hoa. Đến nay, Hội đã xây dựng được 15 mô hình “5 không, 3 sạch”, 12 mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu”. Thời gian tới, Hội sẽ chú trọng nhân rộng mô hình “Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn trái”.

 

 NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.