Lần đầu đến làng bok Núp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những học sinh lớn lên ở miền Bắc trước năm 1975 như tôi, hầu như tất thảy đều thần tượng Anh hùng Núp-nhân vật trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc.

Năm 1978, khi vào Gia Lai-Kon Tum, tôi được cha gửi ở nhờ tại Ty Nông nghiệp (nay là trụ sở Sở Y tế) để học cấp III. Lúc ấy, bok Núp làm việc ở Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (gần đó). Thỉnh thoảng, tôi lại được thấy ông và cứ đứng trong hàng rào mà nhìn theo hút bóng ông. Lúc đó, tôi không thể nghĩ rằng mình lại có cơ duyên được gần gũi, làm việc cùng ông nhiều đến thế.

Gần 10 năm sau, kể từ khi thấy bok Nup lần đầu, năm 1987, Phòng Bảo tồn-Bảo tàng (Ty Văn hóa-Thông tin) phân công tôi làm hồ sơ di tích Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để trình xếp hạng di tích cấp quốc gia. Tôi đi cùng 2 đồng nghiệp là anh Phan Thanh Bàng và anh Trần Hữu Tài.

Khi ấy, đoạn đường từ quốc lộ 19 vào làng Stơr đất đá lổn nhổn, gập ghềnh, rất khó đi. Nhưng bù lại, đó là con đường khá râm mát, do được những bụi le và tán cây hai bên che phủ. Hồi đó, mỗi lần xuống làng là không thể về ngay vì giao thông cách trở, phương tiện khó khăn. Vì vậy, mỗi lần đi công tác, chúng tôi mang theo đủ thứ tư trang, sách vở… Trong hành trang cồng kềnh của tôi hôm ấy không thể thiếu cây đàn guitar và đặc biệt là quyển “Đất nước đứng lên”.

Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang). Ảnh tư liệu

Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang). Ảnh tư liệu

Chúng tôi đến trụ sở UBND xã Tơ Tung lúc trời đã gần tối. Trụ sở UBND xã vắng teo, nằm đơn độc giữa gò đồi. Cảm giác còn hơi run thì chúng tôi gặp được Phó Chủ tịch UBND xã. Ông giới thiệu mình tên Thuần, là người của Phòng Nông nghiệp huyện tăng cường về xã. Ông hỏi chúng tôi ăn gì chưa, rồi bưng lên 1 nồi cơm nhỏ, bảo chúng tôi chờ để đi nướng thêm 2 con cá chuồn khô.

Sáng hôm sau, chúng tôi được cán bộ xã đưa xuống làng, gửi vào nhà già làng Jơt. Bok Jơt năm đó đã gần 80 tuổi (già hơn bok Nup), là bố vợ của Bí thư Đảng ủy xã Đinh Nhúy. Bok là một hình mẫu đàn ông Bahnar điển hình, thân hình vạm vỡ, gương mặt vuông cương nghị, tóc muối tiêu để dài, miệng luôn ngậm tẩu thuốc… nhưng lại rất hiền lành, thân thiện. Sau này, anh Tài chụp khá nhiều hình bok Jơt. Vài ngày sau, anh Bàng về lại Pleiku, còn tôi và anh Tài ở lại làng.

Stơr lúc đó là một ngôi làng Bahnar nhỏ, gồm 34 bếp (mỗi bếp có nhiều thế hệ) với 278 khẩu. Những căn nhà sàn thấp, nằm chênh vênh trên sườn đồi, dọc bờ Nam suối Tơ Tung với chiều dài gần 1 km. Ngoài những hộ gia đình Bahnar đã gắn bó với nhau như ruột thịt, đầu làng lúc đó cũng có 1 hộ người Kinh. Bên cạnh việc làm rẫy truyền thống, sau những chiến dịch khai hoang, xây dựng cánh đồng xã Nam trong những năm đầu sau giải phóng, người làng Stơr bắt đầu làm quen với việc canh tác trên 7 ha ruộng nước. Nơi chúng tôi đến là làng mới định canh, gần trung tâm xã, khá xa với ngôi làng nằm trên núi.

Chắc đã quen với việc cán bộ thường ở lại nhà nên vợ của bok Jơt chỉ cho chúng tôi chỗ để gạo, muối… và bảo tự nấu ăn. Việc đầu tiên là chúng tôi tự tìm một chỗ treo võng, xếp gọn đồ đạc, mang nồi niêu trong nhà ra suối Tơ Tung cọ rửa. Thấy trước nhà có một đám rau lang, anh em tôi bảo nhau ra hái để nấu ăn. Đứng tựa lưng vào cửa, miệng ngậm tẩu thuốc nhìn tôi hái rau, bok Jơt cứ tủm tỉm cười. Tôi quay lại hỏi vì sao bok cười, bok nói: “Up nhung sa” (ý là rau đó chỉ nấu cho heo ăn). Có lẽ vì thế mà sau bao nhiêu năm, những tiếng Bahnar tự học được, tôi quên gần hết, nhưng vẫn nhớ câu này.

Ở làng, ban ngày, tôi học tiếng bằng cách nghe, rồi ghi vào một cuốn sổ nhỏ để học, chứ chưa có tài liệu học tiếng Bahnar, Jrai như sau này; đi khắp làng tìm người già, hỏi người trẻ để làm tư liệu. Buổi tối, chúng tôi tập trung thanh-thiếu niên (nhiều khi có cả người già) lên nhà rông đánh đàn, ca hát. Dưới ánh lửa bập bùng, tôi đọc cho bà con nghe một đoạn trong “Đất nước đứng lên”. Mỗi lần nghe tôi đọc truyện là mọi người im phăng phắc lắng nghe, gật gù. Tuy còn bất đồng ngôn ngữ, nhưng chúng tôi như đã là một khối gắn kết, yêu thương. Mỗi khi chúng tôi làm gì không đúng, mọi người lại cười phá lên như chứng kiến một trò thú vị.

Những ngày ở làng trôi qua thật nhanh. Sau 10 ngày làm tư liệu, chúng tôi ngược ra quốc lộ 19 để đón xe về Pleiku, để lại phía sau là những người Bahnar của Stơr chân chất, thật thà; cả ký ức về món thịt chuột rừng bọc lá chuối vùi tro nướng mà bok Jơt chỉ dành cho tôi; cả những đứa trẻ mắt tròn vo như muốn nuốt từng lời khi nghe tôi đọc cho các em nghe câu chuyện về chính quê hương mình.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.