Làm giàu từ cây ăn trái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, nhiều nông dân xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã chủ động chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái như: Sầu riêng, na, chôm chôm thái... đem lại nguồn thu nhập ổn định
 
Vùng đất xã Ia Tô trước đây chỉ có cây cà phê và cao su, giờ người dân đã dần chuyển sang trồng cây ăn trái.
Anh Huỳnh Tấn Phát, ở làng De Lung 1, xã Ia Tô, huyện Ia Grai là người trẻ tiêu biểu trong xã làm giàu từ trồng cây ăn trái. Tận dụng 4 ha đất đồi trồng cà phê, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng 150 cây sầu riêng, 600 cây na, 50 cây chôm chôm thái. Đến nay, cả 3 loại cây trên cho thu nhập ổn định khoảng 400 triệu đồng/năm, trừ chi phí anh Phát thu lãi khoảng 200 triệu đồng. 
 
50 cây chôm chôm thái của gia đình anh Phát chuẩn bị cho thu hoạch.  Anh cho biết mỗi cây chôm chôm cho năng suất từ 1,5 đến 2 tạ.
 
Sầu riêng giống J6 cũng được người tiêu dùng ưa chuộng vì cơm vàng, hạt lép, múi to, vị ngọt bùi. Bình quân mỗi cây cho thu nhập trên 1 triệu đồng. 
 
Bà Nguyễn Thị Tường 80 tuổi,  thôn 6, xã Ia Tô cho biết: Gia đình có 7 sào đất trồng 45 cây chôm chôm thường. Năm 2018, mỗi cây chôm chôm cho năng suất từ 2 đến 3 tạ, trừ chi phí cũng thu được gần 50 triệu đồng.
 
Một góc vườn cây chôm chôm thái chuẩn bị thu hoạch ở xã Ia Tô
 
Bà Hồ thị Tâm ở thôn 6 cho biết: Gia đình bà có 2 ha đất trồng 100 cây chôm chôm, 400 cây cà phê và 70 cây điều. Mấy năm gần đây giá nông sản không ổn định nên cây ăn trái trở thành cây thu nhập chính của gia đình. Năm ngoái, gia đình bán chôm chôm thu được 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí. 
 
Anh Nguyễn Văn Tự ở thôn 6, xã Ia Tô có 3 ha trồng cà phê. 5 năm trước anh đã trồng sen 30 cây chôm chôm, 50 cây sầu riêng và 40 cây bơ để tăng thêm thu nhập. Mỗi năm trừ chi phí cũng lãi trên 200 triệu đồng.
 
Anh Nguyễn Chí Nguyên-Chủ tịch hội nông dân xã Ia Tô cho biết: Theo thống kê của xã, hiện nay diện tích cây ăn trái trồng chuyên canh trên địa bàn xã là 70,8 ha, trong đó chôm chôm là 24 ha, sầu riêng 40,9 ha, bơ 5,9 ha. Cây ăn trái hiện nay đang là hướng phát triển tiềm năng trên địa bàn xã, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, cho thu nhập bền vững. 
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.