Ký ức vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mới đó mà đã hơn 20 năm kể từ ngày tôi về nhận công tác tại Huyện Đoàn Đức Cơ. Ngày ấy, tôi quyết định rời xa phố xá đông vui để lên làm việc tại vùng biên giới xa xôi trước sự ngạc nhiên của bè bạn. Chuyến đi mang theo hoài bão lớn lao với khát vọng của một thanh niên đang căng tràn sức trẻ.

Ngày đó, Đức Cơ nhỏ lắm. Xe cộ, nhà cửa thưa thớt, đường sá chật chội, đìu hiu, dân cư cũng khá ít nên cảm giác như có thể nhớ được khuôn mặt của từng người trong huyện. Qua lời giới thiệu của anh cán bộ Đoàn, tôi biết Đức Cơ xưa kia từng là chiếc nôi của cách mạng. Những tên đất, tên người nơi đây đã đi vào lịch sử của dân tộc để cùng hòa chung vào hồn thiêng sông núi góp phần tạo nên một Tây Nguyên vĩ đại, anh hùng.

Khi mới thành lập (ngày 15-10-1991), điều kiện kinh tế-xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn. Đảng bộ, chính quyền địa phương đã bắt tay vào việc ổn định tổ chức, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất; tìm phương án hợp lý để vừa ổn định chính trị, vừa phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Những cán bộ Đoàn như chúng tôi đã quyết tâm thực hiện lời căn dặn của Bác: “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”.

images3009301-trung-t-m-huy-n-c-c-nh-n-t-tr-n-cao-nh-v-nh-ho-ng-3741.jpg
Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Nhớ những ngày đầu cùng thanh niên lao động trên cánh đồng lúa nước tại xã Ia Nan hay những đêm sinh hoạt hướng dẫn thanh niên làm kinh tế mới thấy thương những người dân lam lũ, vất vả. Chúng tôi được phân công phụ trách các làng, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với bà con để giúp họ thay đổi tư duy. Nhờ đó, mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của người dân trong huyện dần có sự thay đổi.

Hơn 30 năm trôi qua, với sự nỗ lực không ngừng, vùng đất lạc hậu đói nghèo năm xưa nay đã thành một vùng đất trù phú giàu tiềm năng. Dễ nhận thấy nhất là những con dốc hun hút vắng ngắt ngày nào đã được thay thế bằng một đô thị khang trang. Những ngôi làng thưa thớt ngày một thay da đổi thịt, trở thành những thôn, làng văn hóa, đô thị văn minh.

Ngày xưa, đặc trưng của buôn làng là bụi đỏ thì bây giờ những con đường đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Những cánh rừng nghèo được thế chỗ bởi cà phê, cao su xanh bạt ngàn hy vọng. Những căn chòi đơn sơ ngày xưa đã được thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi đảm bảo cho bà con một cuộc sống đủ đầy.

Tôi không sinh ra ở Đức Cơ nhưng coi đây là quê hương thứ hai của mình. Nơi đây cho tôi công việc ổn định và gia đình yêu thương. Cảm ơn mảnh đất linh thiêng đã yêu thương che chở tôi suốt những tháng ngày qua. Cảm ơn đất và người đã giúp tôi trưởng thành hơn, vững chãi hơn trong cuộc sống, sự nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.

Lữ đoàn Pháo binh 368 hỗ trợ xã Nghĩa An 1.120 công lao động xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lữ đoàn Pháo binh 368 hỗ trợ xã Nghĩa An 1.120 công lao động xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Chiều 17-4, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát xã Nghĩa An (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả phối hợp hỗ trợ địa phương thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Lữ đoàn Pháo binh 368 (Quân khu 5).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.