Ký ức sống dậy từ vụ giải cứu ở Tham Luang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nỗ lực giải cứu đội bóng thiếu niên tại hang Tham Luang (Thái Lan) những ngày qua đã làm sống dậy ký ức về hai sự cố tương đồng kỳ lạ xảy ra tại bang Arkansas (Mỹ) cách đây hơn 50 năm và ở New Zealand cách đây hơn 10 năm.

Sự việc ở Mỹ xảy ra vào tháng 4-1965, khi đó bốn thành viên nam giới trong nhóm khảo sát hang động gồm Hogan Bledsoe, Mike Hill, Hugh Shell và Steve Wilson bị mắc kẹt hơn một ngày cũng vì nước lũ bất ngờ dâng cao ngập kín lối vào hang Rowland thuộc hạt Stone của bang Arkansas.

Cả nhóm đã cố tìm những lối đi khác có thể thoát ra nhưng vô vọng.

 
Bài báo nói về vụ việc mắc kẹt trong hang năm 1965 trên báo Arkansas Democrat-Gazette.
Bài báo nói về vụ việc mắc kẹt trong hang năm 1965 trên báo Arkansas Democrat-Gazette.

Một thợ lặn cứu hộ Mỹ tử nạn

Cả nhóm đã phải dựng chiếc lều tạm từ số áo khoác trùm đầu mang theo trong một hang khô khác rồi châm nến sưởi ấm. Họ chia nhau một chiếc bánh sandwich và lon nước trái cây còn lại duy nhất lúc đó.

"Chúng tôi không biết có ai đang ở miệng hang không, nhưng ai đó đang ở ngoài và gửi thông điệp cho chúng tôi bằng tín hiệu Morse, nhưng chúng tôi không hiểu" - ông Steve Wilson, một trong các thành viên của nhóm thám hiểm bị nạn, nhớ lại.

Các thợ lặn ở Arkansas đã cố bơi vào tìm kiếm nhóm thám hiểm bị mắc kẹt hai lần trong đêm, song cả hai lần họ đều buộc phải bơi trở lại ra ngoài khi chưa tìm thấy.

Các tình nguyện viên cứu hộ của Hiệp hội Hang động học quốc gia ở Washington và ba thợ lặn của hải quân Mỹ đã được mời tới hỗ trợ.

Thế rồi sau nhiều nỗ lực, hai thợ lặn đã tìm thấy nhóm người gặp nạn đang run rẩy vì lạnh ở vị trí cách miệng hang hơn 120m và hướng dẫn cả nhóm cách dùng thiết bị lặn bơi ra khỏi hang.

Và cứ lần lượt từng chuyến, một thợ lặn dày dạn kinh nghiệm đi trước, một người đi sau, cùng nhau bám vào sợi dây thừng dẫn lối họ bơi qua đường hầm ngập nước trong hang tới khu đất cao hơn gần miệng hang.

Cho tới chiều hôm sau, cả bốn thành viên trong nhóm khám phá hang động đã có mặt bên ngoài.

Ông Wilson là người cuối cùng được đưa ra trong lần đó. Theo ông, phải mất một giờ để lực lượng cứu hộ đưa được một người ra ngoài.

"Đó là một thử thách gian khổ kéo dài và rất lạnh khi phải chờ các thợ lặn tới, nó dường như còn dài hơn nữa sau khi người cuối cùng là tôi chỉ còn lại một mình. Trải nghiệm với việc lặn cùng bình dưỡng khí với tôi lúc đó là rất hoảng sợ" - ông kể.

Nỗi hoảng sợ của ông Wilson rõ ràng không vô lý. Bởi ông Lyle Thomas, một thợ lặn của hải quân Mỹ, sau nhiều giờ bơi kiệt sức đã lên cơn đau tim và trút hơi thở cuối cùng ngay ở mép nước, ngay sau khi đưa được ông Wilson lên bờ an toàn.

Trong chiến dịch giải cứu đội bóng thiếu niên tại Thái Lan, tai nạn thương tâm xảy ra trong ngày 6-7 cũng khiến một thợ lặn vốn là cựu thành viên của lực lượng SEAL hải quân Thái Lan tử nạn.

"Tôi có người bạn bị mắc kẹt trong hang Rowland, thế nên không thể tin được khi tôi đọc thông tin nói về các em nhỏ ở Thái Lan. Nó khiến cả quá khứ sống dậy" - ông Skip Rutherford, chủ nhiệm khoa dịch vụ công của Trường Clinton Đại học Arkansas (UACS), chia sẻ.

 

Lực lượng cứu hộ các thiếu niên tại hang Waipu năm 2007.
Lực lượng cứu hộ các thiếu niên tại hang Waipu năm 2007.

Nhóm thiếu niên dũng cảm ở hang Waipu

Đọc thông tin về sự việc đang xảy ra tại Tham Luang, nhiều người New Zealand hẳn sẽ nhớ lại một cuộc giải cứu kịch tính hơn 10 năm trước với sáu thiếu niên và người hướng dẫn của họ trong hang Waipu của nước này.

Hang Waipu là một trong những hệ thống hang động đá vôi địa hình karst lớn nhất ở vùng Northland của New Zealand.

Tháng 9-2007, một nhóm sáu học sinh ở thành phố Auckland cùng giáo viên của họ bị mắc kẹt trong hang Waipu do không kịp thời rút ra khi có cảnh báo về tình trạng nước lũ dâng lên cao tới 3m ngay lối vào chính của hang.

Cuộc cứu hộ khẩn trương với sự tham gia của 60 cảnh sát và các nhân viên lực cứu hộ, cứu hỏa địa phương đã diễn ra từ lúc 3h chiều dưới cơn mưa lớn tầm tã.

Tình hình căng thẳng cao độ khi vào khoảng 8h tối cùng ngày, lực lượng cứu hộ tại miệng hang cho biết do mưa quá lớn, hệ thống máy bơm nước ra không sao át nổi lượng nước đổ vào hang khiến nhóm người mắc kẹt bị ngập tới nửa người.

Không thể chần chờ thêm, bất chấp nỗi hoảng sợ và thân nhiệt giảm đáng kể, cả nhóm học sinh buộc phải lặn ra trong dòng nước xiết mù mịt để thoát thân.

Người chỉ huy lực lượng cứu hộ khi đó, ông Metcalfe, cho biết dù quá trình cứu hộ rất căng thẳng nhưng rốt cuộc đã diễn ra trọn vẹn.

Sở dĩ không thể tiến hành nhanh hơn vì việc giải cứu phải thực hiện với từng người một. Giáo viên của các em học sinh là người cuối cùng được đưa ra.

Cũng theo ông Metcalfe, khoảnh khắc đáng sợ nhất với ông và lực lượng cứu hộ là khi các em nhỏ phải bơi trong tình trạng ngập người trong 2m nước đen kịt của lòng hang.

Nghị lực và sự dũng cảm đã giúp các em sống sót.

 

Cuộc giải cứu tốn kém 110.000 USD

Một người tham gia cứu hộ bà Emily Davis Mobley tại Carlsbad, New Mexico năm 1991.
Một người tham gia cứu hộ bà Emily Davis Mobley tại Carlsbad, New Mexico năm 1991.
Hơn 200 người đã tham gia cuộc giải cứu dài 91 giờ vào tháng 4-1991 để cứu chuyên gia thám hiểm hang động Emily Davis Mobley, 40 tuổi, ra khỏi vách núi sâu tới gần 60m sau khi bà bị một tảng đá nặng 40kg làm gãy chân.

Trong khoảng 30 giờ ở giai đoạn giải cứu cuối cùng, bà Mobley đã không thể chợp mắt.

Bà Mobley là thành viên của nhóm khảo sát năm người tham gia thám hiểm hang Lechuguilla ở Carlsbad, bang New Mexico, Mỹ. Tai nạn bất ngờ xảy ra trong hành trình này.

Nhóm cứu hộ đã phải lên kế hoạch tỉ mỉ để đưa bà Mobley ra khỏi vị trí gặp nạn ở độ sâu gần 500m so với mặt đất và quãng đường di chuyển dài gần 90km.

Đã có lúc những người cứu hộ phải bò bằng đầu gối di chuyển trong lối đi hẹp, khiêng bà trên vai họ hoặc dùng tay công kênh bà qua đầu ở một số đoạn.

Sự việc này được ghi nhận là cuộc cứu hộ hang động sâu nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong số 200 người tham gia cứu hộ, có các tình nguyện viên từ Cục Công viên quốc gia, Cơ quan kiểm lâm Mỹ và một số cơ quan khác. Chi phí cho hoạt động cứu hộ tiêu tốn của ngân sách chính phủ khoảng 110.000 USD.

D.Kim Thoa/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Sông Mê Kông đang ngày càng cạn kiệt về các loài cá quý hiếm. Ông Bảy Bon - lão nông ở Cần Thơ trên dòng sông Hậu dành gần cả đời sưu tầm và bảo tồn các loài cá quý với hy vọng chúng sẽ không biến mất. Kết hợp du lịch, ông đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn mỗi khi khách đến cồn Sơn của TP Cần Thơ.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.