Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025): Điện Biên phát triển vượt bậc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

71 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã "thay da đổi thịt", đời sống nhân dân được nâng cao

Hơn 70 năm qua, những di tích lịch sử của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được gìn giữ, trở thành trang sử hào hùng, bản hùng ca bất diệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Ngày nay, Điện Biên không chỉ là một địa danh gắn liền với lịch sử mà còn là điểm đến thiêng liêng với du khách trong và ngoài nước.

Nỗ lực không ngừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 là bản anh hùng ca bất diệt, ghi dấu ý chí quật cường, lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với Chiến thắng mùa xuân 30-4-1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, hòa bình và phát triển.

Phát huy truyền thống hào hùng của quê hương Điện Biên Phủ anh hùng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã và đang nỗ lực không ngừng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, tỉ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn toàn tỉnh là 33,25% với tổng số 47.361 hộ.

Du khách tham quan Hầm chỉ huy của Tướng De Catries
Du khách tham quan Hầm chỉ huy của Tướng De Catries

Tại xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, 71 năm sau, các điểm di tích thành phần thuộc di tích chiến trường Điện Biên Phủ đã được đầu tư, tôn tạo khang trang phục vụ tham quan du lịch. Người dân các dân tộc nơi đây luôn gìn giữ, bảo vệ Mường Phăng như khu rừng thiêng mà nhân dân nơi đây vẫn gọi là "rừng Đại tướng". Còn Mường Thanh hôm nay là cánh đồng chuyên canh lúa rộng lớn nhất của tỉnh Điện Biên, với diện tích hơn 140 km2.

Năm 2025, UBND tỉnh Điện Biên sẽ tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để đạt được các chỉ tiêu chủ yếu trên các lĩnh vực như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt trên 10,5%; tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 15.292 tỉ đồng; chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng trên 15%; giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 17,66% - giảm 4% so với năm 2024…

Những tiền đề quan trọng

Theo thống kê từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30-4 đến 4-5), đã có hơn 60.100 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh; trong đó có 13.500 lượt khách lưu trú.

Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 182 tỉ đồng; công suất sử dụng buồng phòng đạt 56,3%. Tính chung đến hết quý I/2025, tỉnh đón gần 430.000 lượt khách đến tham quan; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt gần 770 tỉ đồng.

Để thúc đẩy du lịch phát triển, Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển du lịch Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 nâng tỉ trọng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ du lịch chiếm khoảng 10% GRDP của tỉnh.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với 3 trụ cột, trong đó du lịch lịch sử (với điểm nhấn là hệ thống các di tích lịch sử thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ); bản sắc văn hóa của 19 dân tộc với nhiều nét đặc trưng của các dân tộc; danh lam thắng cảnh của Điện Biên. Từ những tiền đề rất quan trọng này, tỉnh Điện Biên có cơ hội phát triển, khai thác và phát triển du lịch, lịch sử tâm linh, bản sắc văn hóa và danh lam thắng cảnh gắn với nghỉ dưỡng.

UBND tỉnh Điện Biên cũng vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival - Tinh hoa Tây Bắc năm 2025 vào dịp Quốc khánh 2-9, tại TP Điện Biên Phủ. Đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức một sự kiện văn hóa, du lịch có quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế.

Đây cũng là dịp để kết nối giao lưu văn hóa, tăng cường hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương trong nước và quốc tế, đồng thời là cơ hội để Điện Biên đạt được kỳ vọng đón khoảng 1,5 triệu lượt khách trong năm nay.

Thượng cờ và khánh thành Cột cờ A Pa Chải

Chào mừng kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, theo kế hoạch, ngày 7-5, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ thượng cờ tại sân Cột cờ A Pa Chải (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) và khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại khu vực sân nhà chờ lên mốc giao điểm đường biên giới 3 nước: Việt Nam - Lào - Trung Quốc (hay thường gọi là mốc số 0 ở cực Tây). Công trình này do Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) tài trợ toàn bộ, Báo Người Lao Động đồng hành và bảo trợ thông tin.

Cột cờ A Pa Chải là công trình do Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư. Tháng 11-2023, Cột cờ A Pa Chải được khởi công xây dựng, tổng mức đầu tư 31 tỉ đồng. Theo thiết kế, cột cờ Tổ quốc có độ cao khoảng 45,19 m, trong đó phần trụ bằng bê-tông cốt thép cao 29,5 m; phần cột cờ bằng inox cao 15,69 m; kích thước lá cờ là 7,5 m x 5 m với diện tích 37,5 m2.

Theo Bài và ảnh: VĂN DUẨN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.