Ký gởi cà phê: Dữ nhiều lành ít

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cà phê là cây chủ lực của nền kinh tế Tây Nguyên với tổng diện tích trên 550.000 ha, đứng đầu là Đak Lak hơn 202.000 ha rồi đến Lâm Đồng 145.000 ha, Đak Nông 116.000 ha, Gia Lai khoảng 80.000 ha, chiếm gần 90% diện tích cà phê cả nước. Niên vụ 2013-1014 mặc dù đã giảm năng suất nhưng dự kiến Tây Nguyên sẽ thu hoạch khoảng 1,2 triệu tấn cà phê nhân, chủ yếu xuất khẩu. Đây là điều kiện thuận lợi để các đại lý làm dịch vụ cà phê hoạt động, vừa thu mua sản phẩm, vừa giải quyết một phần nhu cầu vốn đầu tư chăm sóc của người trồng cà phê. Thế nhưng trong thời gian qua thực tế cho thấy chính hoạt động này đã làm phức tạp thêm tình hình kinh doanh trên thị trường cà phê và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của người dân!

nông dân vay vốn để đầu tư chăm sóc và bảo hiểm rủi ro trong quá trình sản xuất
Nông dân rất cần vốn vay để đầu tư chăm sóc và bảo hiểm rủi ro trong quá trình sản xuất. Ảnh: Huy Tịnh

Phần lớn người trồng cà phê là nông dân nên ít vốn, trong khi đó vườn cà phê đòi hỏi mức đầu tư hàng năm khá lớn trong suốt quá trình trồng mới và chăm sóc, thu hoạch. Chỉ tính riêng công tưới nước, làm cỏ, bón phân và bơm thuốc bảo vệ thực vật (3-4 đợt) mỗi ha đã tốn khoảng 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cần vốn, vay ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục do đó, các đại lý trở thành “bà đỡ” cho người trồng cà phê là điều không tránh khỏi. Có thể họ vay từ đầu vụ hoặc giữa vụ để trang trải các khoản chi phí cho vườn cây. Bên cạnh đó lại không đủ sân phơi nên phần lớn thu hoạch xong là giao cho đại lý bởi họ có đủ điều kiện vận chuyển sản phẩm, có sân bãi phơi cà phê. Đến khi thấy được giá, người gởi chỉ cần “a lô” là hai bên chốt giá. Cách làm này như sử dụng con dao hai lưỡi đối với người sản xuất. Nếu gặp được đại lý trường vốn, làm ăn chân chính thì thuận lợi còn ngược lại là vô tình giao trứng cho ác. Đã có nhiều trường hợp đại lý thu gom cà phê rồi bỏ chạy xảy ra. Xin điểm qua vài vụ xảy ra gần đây:

Tháng 4-2013, người dân ở các tổ 2, 3, 4 và 5 của thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông làm đơn tố cáo với chính quyền địa phương về việc bị 2 cơ sở thu mua cà phê trên địa bàn tuyên bố vỡ nợ không trả tiền cà phê của họ đã ký gởi là Bình Hằng của ông Nguyễn Văn Cường ở nhà số 248 Hùng Vương, thị trấn Chư Prông và Hùng Bằng của ông Nguyễn Văn Hùng ở nhà số 24 Phan Đình Phùng, thị trấn Chư Prông. Cơ sở Bình Hằng nợ khoảng 10 tỷ đồng và Hùng Bằng nợ khoảng 18 tỷ đồng.

Ngày 17-4-2014, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đak Lak chuyển hồ sơ điều tra và đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đak Lak truy tố Đoàn Ngọc Yêm 51 tuổi, quê tỉnh Bình Dương, trú xã Ea Hiao, huyện Ea Hleo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Từ năm 2012, Yêm mở đại lý kinh doanh nông sản, phân bón tại chợ huyện Ea Hleo nhận ký gởi cà phê của nhiều người dân trong vùng, Yêm dùng nguồn vốn này mua bán nông sản, xây dựng kho chứa, lò sấy, trả nợ gốc và lãi vay đồng thời cho người khác vay lại. Đến tháng 2-1013 do không trả hết nợ, Yêm trốn khỏi địa phương nhưng sau đó bị bắt giữ. Qua xác minh Yêm nợ và chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng cùng 58 tấn cà phê của 16 người khác, giá trị tổng cộng hơn 4,2 tỷ đồng.

 

không đủ vốn
Không đủ vốn người nông dân làm cà phê buộc phải dựa vào các cơ sở đại lý thu mua cà phê để ứng vốn là tất nhiên (ảnh minh họa)

Tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, chiều 14-5-2014, gần 30 người dân kéo đến đại lý cà phê Khương Nhung ở tổ dân phố 7 đòi đập phá nhà, kho, vì họ đã bán cà phê cho đại lý này mà cả tháng qua vẫn chưa nhận được tiền. Bà chủ đại lý Trương Thị Khương thì đã cao chạy xa bay với khoản “xù nợ” của 30 hộ  dân thị trấn Ia Kha và xã Ia Pếch số tiền gần 5 tỷ đồng.

Trên đây chỉ là một số vụ có tính chất điển hình cho hàng trăm vụ lừa đảo, vỡ nợ, quỵt tiền của các cơ sở thu mua, đại lý ký gởi cà phê ở Tây Nguyên trong hàng chục năm qua. Tuy chưa có con số thống kê chính xác nhưng số tiền mà người dân bị mất chắc chắc lên đến con số hàng trăm t÷ đồng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người làm cà phê.

Như trên đã nêu, đa số người trồng cà phê luôn thiếu vốn để đầu tư, chăm sóc. Trung bình một ha cà phê sau 3 năm (một năm trồng, hai năm chăm sóc) chi phí trên dưới 200 triệu đồng. Vốn dĩ đã không đủ vốn, lại vừa dành tiền mua đất lập vườn, chi phí sinh hoạt, lấy đâu ra tiền đầu tư, lấy đâu ra mặt bằng làm sân phơi… do đó người nông dân làm cà phê buộc phải dựa vào các cơ sở đại lý thu mua cà phê để ứng vốn là tất nhiên. Ngay cả các cơ sở này cũng có thể là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo khác theo kiểu liên đới.

Trong khi các doanh nghiệp của Nhà nước chuyên kinh doanh, chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên chưa đáp ứng được tất cả yêu cầu về đầu ra cho người trồng cà phê trong khu vực thì hoạt động của các đại lý, ký gởi cà phê cũng có mặt tích cực trong việc thu mua sản phẩm kịp thời cho nông dân. Để quản lý tốt hoạt động này, tránh những rủi ro cho người trồng cà phê gặp phải như đã nêu, ngành chức năng cần triển khai chính sách đồng bộ về thu mua tạm trữ cà phê có điều kiện tài chính, kho hàng, kinh nghiệm. Phải tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ, không để cho các cơ sở thấy có lời khi tạm trữ, nhận ký gởi cà phê mà bất chấp điều kiện về con người, tài chính, vật chất đua nhau làm đại lý thu mua, tạm trữ, ký gởi cà phê như lâu nay. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách thoáng cho nông dân vay vốn để đầu tư chăm sóc và bảo hiểm rủi ro trong quá trình sản xuất, tránh tình trạng “giao hết sinh mạng” cho những cơ sở ký gởi cà phê “treo đầu dê, bán thịt chó” làm ăn lừa đảo, gian dối, làm những gia đình nông dân phải trắng tay…

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).