Krông Pa: Nhiều giải pháp phòng-chống cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trong mùa khô năm nay, UBND huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và các đơn vị chủ rừng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức sử dụng lửa rừng.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Sông Ba hiện quản lý khoảng 22.647 ha rừng, trong đó, hơn 19.500 ha đất có rừng. Theo ông Hoàng Thi Thơ-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Sông Ba: Diện tích rừng đơn vị đang quản lý rất rộng và nằm trên địa bàn 5 xã: Chư Drăng, Ia Rmok, Uar, Ia Hdreh, Ia Rsươm; chủ yếu là rừng khộp có đặc điểm rụng lá vào mùa khô nên rất dễ cháy. Ngoài ra, một số diện tích rừng còn nằm xen lẫn với rẫy của người dân đang canh tác. Thời điểm này, người dân đang thu hoạch mì và bắt đầu phát dọn thực bì để gieo trồng vụ mùa nên rất dễ xảy ra cháy.
 Lực lượng kiểm lâm tham gia diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh. Ảnh: L.N
Lực lượng kiểm lâm tham gia diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh. Ảnh: L.N
“Xác định nguy cơ cháy rừng là rất cao nên ngay từ đầu mùa khô, đơn vị đã kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR, thành lập 3 chốt trực 24/24 giờ tại các khu vực dễ cháy. Đồng thời, đơn vị thành lập 17 nhóm xung kích gồm các hộ nhận khoán bảo vệ rừng với 85 thành viên tham gia. Xác định nguyên nhân chính gây ra cháy rừng là do người dân sử dụng lửa bất cẩn trong quá trình sản xuất, sinh hoạt nên đơn vị đã phối hợp với các xã tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức sử dụng lửa rừng và cắm các biển cảnh báo cấm lửa tại khu vực dễ cháy rừng, khu vực có nhiều người dân thường xuyên ra vào làm nương rẫy… để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy rừng”-ông Thơ cho biết thêm.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Dũng-Phó Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Rsai cũng cho biết: Đơn vị đang quản lý hơn 17.442 ha (diện tích có rừng khoảng 14.000 ha), trải rộng trên địa bàn 4 xã: Chư Rcăm, Ia Rsai, Ia Mlah và Ia Rsươm. Hàng năm, đơn vị thường xuyên xây dựng quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ, lịch trực và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực cho công tác PCCCR mùa khô. Đơn vị cũng thành lập 3 chốt trực 24/24 giờ tại các khu vực trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao; thực hiện các biện pháp làm giảm vật liệu cháy bằng cách làm đường ranh cản lửa và đốt trước có điều khiển một số khu vực trọng điểm dễ cháy. Đồng thời, đơn vị thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, giám sát công tác PCCCR đối với các tổ, nhóm cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng.
Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa, toàn huyện hiện có 100.390 ha đất lâm nghiệp (diện tích có rừng hơn 83.058 ha, chưa có rừng là 17.332 ha). Hiện đang là cao điểm của mùa khô, huyện Krông Pa xác định nguy cơ cháy rừng trên địa bàn là rất lớn. Do đó, huyện đã xây dựng phương án PCCCR dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, huyện chú trọng việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng chữa cháy rừng gồm: 1.300 người, 702 xe (ô tô, máy cày, xe máy), 1.132 bàn dập lửa, xô dựng nước, dao, rựa, cuốc các loại… theo phương châm “4 tại chỗ”. 
Ông Trương Quốc Dụng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện-cho biết: Đầu mùa khô 2019-2020, Hạt đã nhận 1.089 lịch, tranh tuyên truyền, 900 tờ cam kết an toàn lửa rừng, 453 tờ rơi có nội dung bảo vệ rừng bằng 2 thứ tiếng Kinh-Jrai, 2.220 sổ tay tuyên truyền bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, 30 nội quy PCCCR... Hạt đã cấp phát toàn bộ cho các xã, đơn vị chủ rừng để tuyên truyền cho người dân. “Xác định tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PCCCR nên chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm địa bàn phối hợp với các xã tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR lồng ghép trong các cuộc họp thôn, buôn. Hướng dẫn người dân đốt dọn nương rẫy đúng cách, không để cháy lan vào rừng. Tăng cường công tác tuần tra, canh gác lửa rừng, bố trí lịch trực 24/24 giờ kể cả ngày lễ, ngày nghỉ nhằm ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, tổ chức dập tắt ngay đám cháy khi mới phát sinh, không để xảy ra cháy lớn, cháy lan vào rừng gây mất kiểm soát”-ông Dụng nhấn mạnh.
 LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.