Krông Pa: Gian nan giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Krông Pa (Gia Lai) gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, trang-thiết bị hỗ trợ hạn chế trong khi lâm tặc ngày càng manh động, liều lĩnh.
Lâm tặc cướp cả súng của kiểm lâm
Đầu tháng 10-2018, tại các Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Nam sông Ba và Ia Rsai liên tiếp xảy ra các vụ lâm tặc dùng hung khí đe dọa, chống trả lực lượng chức năng. Cơ quan Điều tra Công an huyện Krông Pa đã khởi tố 1 bị can và đang củng cố hồ sơ để tiếp tục khởi tố nhiều bị can khác liên quan đến các vụ việc này về hành vi chống người thi hành công vụ.
Trước đó, tại tiểu khu 1396, thuộc lâm phần của Ban QLRPH Nam sông Ba cũng đã xảy ra một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa, sáng 1-9-2018, đơn vị này cùng Ban QLRPH đã lập tổ công tác tiến hành truy quét tại tiểu khu 1396. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, tổ công tác gồm 2 cán bộ của Hạt Kiểm lâm là anh Lê Văn Hải, Bùi Ngọc Đồng và 3 cán bộ của Ban QLRPH phát hiện 1 xe công nông độ chế đang chở gỗ trái phép chạy về hướng tỉnh Đak Lak nên tiến hành truy đuổi. Khi đuổi đến nơi, tổ công tác thấy trên xe công nông chở 2 hộp gỗ rộng khoảng 90 cm, dày 25 cm, dài khoảng 3,5 m và 1 hộp gỗ xẻ vuông 50 x 50 cm, dài khoảng 3,5 m. Trên xe công nông này có 7 đối tượng trong tay đều cầm dao rựa cán dài. Ngoài ra còn có 1 đối tượng dùng xe máy chạy phía trước. Tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe nhưng các đối tượng này không chấp hành. 
  Từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng huyện Krông Pa đã phát hiện 38 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Văn Ngọc
Từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng huyện Krông Pa đã phát hiện 38 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Văn Ngọc
Thấy vậy, anh Đồng đã nổ 3 phát súng chỉ thiên để yêu cầu dừng xe nhưng các đối tượng vẫn tiếp tục di chuyển. Lúc này, anh Hải lấy súng của anh Đồng bắn tiếp 1 phát chỉ thiên. Tuy nhiên, các đối tượng vẫn tỏ ra ngoan cố buộc anh Hải phải bắn 2 phát súng vào lốp sau xe công nông. Thấy vậy, 2 đối tượng lập tức lao xuống giằng co khẩu súng trong tay anh Hải, 6 đối tượng khác cũng lao đến cầm dao rựa uy hiếp tổ công tác. Tiếp đó, 1 đối tượng dùng cục đá uy hiếp anh Hải còn 1 đối tượng khác giật lấy khẩu súng AK47 rồi chĩa súng vào phía lực lượng chức năng để xe gỗ tẩu thoát. Đến khi xe gỗ qua địa phận tỉnh Đak Lak, các đối tượng này mới bỏ súng lại trả cho tổ công tác. 
Còn nhiều khó khăn
Tình trạng lâm tặc manh động chống người thi hành công vụ đã trở thành thách thức lớn với các lực lượng chức năng huyện Krông Pa. Trao đổi về vấn đề này, Thượng tá Phạm Viết Xuân-Phó Trưởng Công an huyện Krông Pa-thừa nhận: “Lâm tặc ngày càng tỏ ra manh động, sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa lực lượng Công an và các đơn vị bảo vệ rừng, đặc biệt là kiểm lâm còn hạn chế, chưa chặt chẽ khiến quá trình điều tra, xử lý còn gặp khó khăn”. Cũng theo Thượng tá Xuân, Công an huyện sẽ điều tra làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ. 

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Krông Pa đã xảy ra 38 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 13 vụ so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, cất giữ lâm sản trái quy định 25 vụ, vận chuyển lâm sản trái phép 12 vụ và phá rừng 1 vụ. Lực lượng chức năng đã xử lý hành chính 31 vụ, thu giữ 64,547 m3 gỗ tang vật, 3.200 kg cành, nhánh, gốc, rễ cùng 8,6 ster củi tạp; thu giữ 1 cưa máy, 2 xe ô tô, 1 công nông độ chế cùng 14 xe máy không có biển kiểm soát; tổng thu nộp ngân sách là hơn 106 triệu đồng.

Liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, ông Trương Quốc Dụng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa-cho hay: Năm 2018, các ngành chức năng của huyện đã tăng cường truy quét để ngăn chặn tình trạng phá rừng. Do vậy, các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn đã được hạn chế. Hạt Kiểm lâm huyện cũng thường xuyên trao đổi thông tin với các huyện giáp ranh của tỉnh Phú Yên, Đak Lak để phối hợp kiểm tra, truy quét, xử lý các hành vi vi phạm. 
Tuy nhiên, cũng theo ông Dụng, trên địa bàn có 2 Ban QLRPH Ia Rsai và Nam sông Ba. Hai đơn vị này quản lý hơn 36.000 ha rừng nhưng do thiếu biên chế cũng như trang-thiết bị, công cụ hỗ trợ, hạn chế về thẩm quyền trong thực thi nhiệm vụ nên hiệu quả chưa cao. Diện tích rừng do UBND các xã quản lý cũng rất lớn (hơn 47.000 ha) nhưng hạn chế về nguồn lực, lực lượng bảo vệ rừng cấp xã chủ yếu kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. 
“Ngay lực lượng Kiểm lâm cũng gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực khi địa bàn rộng và giáp ranh với các tỉnh bạn. Mỗi kiểm lâm viên địa bàn trung bình phải quản lý trên 6.000 ha rừng. Trang-thiết bị để phục vụ công tác cũng như chế độ chính sách vẫn còn hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác bảo vệ rừng còn gặp khó khăn trong bối cảnh các đối tượng lâm tặc ngày càng tinh vi, liều lĩnh”-ông Dụng nhấn mạnh.  
Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…